Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sữa bò chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản thế giới. Với triết lý “Bò vui, nông dân hạnh phúc” (Happy cow, Happy farmer) có truyền thống bao đời nay là động lực giúp người nông dân Hà Lan sống hạnh phúc và cung cấp ra thị trường những dòng sữa chất lượng cao.
Hà Lan được xem là đất nước hạnh phúc của người nông dân nhờ điều kiện khí hậu thổ nhưỡng lý tưởng và các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp. Trong tác phẩm “Cuộc sống thuở ban đầu và truyền thống của Hà Lan” do Kathleen Phillips Sciarello chấp bút, trở thành người nông dân hạnh phúc là mong ước bấy lâu của nhân vật Willie Fesmire và nhiều gia đình nông dân Hà Lan khác.
Nếu nông dân Pháp vui nhờ vườn nho, Thái Lan có lúa gạo, Đức có lúa mì... thì bí mật hạnh phúc của nông dân Hà Lan là đàn bò sữa. Một con bò sữa Hà Lan sản xuất 8.000-10.000 lít sữa/năm và mang về nguồn tài chính dồi dào cho các chủ nông trại.
Chăm sóc bò sữa cao sản là niềm hạnh phúc của nhiều nông dân Hà Lan.
Năng suất cho sữa phụ thuộc vào các yếu tố dinh dưỡng, sinh lý và tâm lý của bò. Vì vậy ngoài thức ăn, các chủ nông trại thường quan tâm nhiều hơn tới các yếu tố chuồng trại, nghỉ ngơi, giấc ngủ... để đảm bảo bò có cuộc sống thoải mái nhất. Thậm chí một nửa số nông trại, tương đương với gần 19.000 con bò sữa tại Hà Lan sử dụng robot để vắt sữa, đảm bảo bò không đau, dòng sữa nguyên liệu vệ sinh và năng suất cao.
Alex Hà, một du học sinh Việt tại Hà Lan, rất thú vị khi quan sát những người nông dân kiêm ông chủ nông trại nơi đây dành tình yêu cho bò sữa. Bò được coi như một thành viên trong gia đình, được cung cấp chế độ dinh dưỡng đặc biệt, cỏ ủ chua, tắm ba lần/ngày và thư thái rong chơi giữa trang trại bạt ngàn... Nhờ chăm sóc tốt, giống bò cao sản của Hà Lan thường cho năng suất và chất lượng sữa cao.
Alex nhận thấy rằng làm chủ những trang trại rộng lớn kéo dài từ Bắc chí Nam và đàn bò giống cao sản Holstein Frisian nổi tiếng thế giới cũng là niềm tự hào của nông dân Hà Lan. Nguyên tắc “Bò vui, nông dân hạnh phúc” bao đời nay không chỉ làm cho nông dân Hà Lan sống hạnh phúc, đảm bảo thu nhập mà còn tạo ra giá trị thặng dư khá lớn. Ông Wim Van Ittersum, chủ một trang trại ở Masterbrock (Hà Lan), giải thích chỉ khi bò được ăn no và đủ đạm, đủ sức khỏe để cho sản lượng sữa mong muốn thì cuộc sống của người nông dân mới dư dả.
Và với dòng sữa chất lượng cao không chỉ cung cấp cho chính gia đình mình, các nông dân Hà Lan còn biết kết hợp với nhau để tạo nên mô hình hợp tác xã và cung cấp sản phẩm cho thị trường. Đặc biệt, Tập đoàn FrieslandCampina với nhãn hiệu Dutch Lady nổi tiếng được thành lập từ năm 1871 cũng từ mô hình này. Vào thế kỷ XVIII, khi rất nhiều quốc gia chưa biết đến khái niệm “bò sữa” thì những người nông dân Hà Lan đã sở hữu những nhà máy sản xuất sữa theo quy trình khép kín, nghiêm ngặt từ chất lượng đầu vào, các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh, hệ thống máy móc, hệ thống kiểm tra chất lượng trong khâu sản xuất… cho đến bảo quản và vận chuyển những sản phẩm hoàn chỉnh.
Tiêu chuẩn nghiêm ngặt này đã được FrieslandCampina duy trì và áp dụng để tạo nên những sản phẩm sữa chất lượng đồng bộ như nhau trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam gần 20 năm qua để vun đắp cho giá trị “Xây nền sức khỏe, gắn kết gia đình”.
Ngày hội Nông trại gia đình do nhãn hàng Dutch Lady (thuộc Công ty FrieslandCampina Việt Nam) tổ chức sẽ chính thức mở cửa tự do chào đón các gia đình từ 8 giờ 30 đến 21 giờ mỗi ngày từ ngày 15 đến 19-4 tại Công viên Lê Văn Tám (quận 1, TP.HCM). Tại ngày hội, các gia đình không chỉ được trải nghiệm cuộc sống ở nông trại Hà Lan mà còn được tham gia nhiều hoạt động vui chơi thú vị để cả gia đình tận hưởng thời gian gắn kết thật ý nghĩa. Điểm ấn tượng nhất của ngày hội Nông trại gia đình là sự xuất hiện của mô hình chai sữa khổng lồ với kích thước 800 m2, bên trong tái hiện hình ảnh nông trại Hà Lan như đồng cỏ xanh mát, đàn bò khỏe mạnh… |