Hành trình vượt sông Dnieper đầy ám ảnh của lính thuỷ đánh bộ Ukraine

(PLO)- Lính thủy đánh bộ Ukraine kể về hành trình vượt sông Dnieper đầy hiểm nguy, chết chóc để chiếm các cứ điểm ở tả ngạn con sông.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tháng 11-2023, Ukraine tuyên bố lực lượng nước này đã chiếm được một số cứ điểm và đang cố gắng củng cố một số thành trì ở tả ngạn (bờ đông) sông Dnieper bị Nga kiểm soát.

Thực tế, Ukraine chỉ chiếm lại chỉ vài km2 lãnh thổ, bao gồm một cứ điểm ở làng Krynky. Tuy nhiên để hoàn thành sứ mệnh đó, Ukraine mất một số lượng lính thuỷ đánh bộ khi vượt sông Dnieper để làm nhiệm vụ, dù Ukraine không công khai con số.

Nga thừa nhận Ukraine đã đạt được chỗ đứng ở một ngôi làng nhưng tuyên bố quân Ukraine sẽ sớm bị đẩy ra các khu vực này.

Sông Dnieper như cối xay thịt

Một người lính thủy đánh bộ Ukraine 21 tuổi, có họ là Dmytro (chỉ được tiết lộ họ để bảo mật thông tin theo quy định của quân đội Ukraine) đã kể lại với tờ The Washington Post hành trình vượt sông Dnieper đầy chết chóc của mình và đồng đội. Nhiệm vụ này dù nguy hiểm nhưng nhận lại rất ít thành tựu, ngoài một ít thông điệp chính trị thể hiện cho phương Tây thấy rằng Ukraine vẫn có tiến bộ khi cuộc phản công đang đình trệ.

Hành trình vượt sông Dnieper đầy ám ảnh của lính Ukraine
Dòng sông Dnieper và phía tả ngạn (bờ đông) do Nga kiểm soát. Nguồn: VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN TRANH/WAHSINGTON POST

Anh Dmytro gọi quá trình vượt sông Dnieper giống như việc “ném một miếng thịt cho bầy sói”. Rất nhiều lính thủy đánh bộ bị chết đuối, do bị thương không thể bơi hoặc do mang hành trang nặng. Cuộc vượt sông Dnieper nguy hiểm đến mức thi thể của một số lính thủy đánh bộ thiệt mạng trong đợt vượt sông đầu tiên cách đây hai tháng đã bị bỏ lại nơi trận địa.

Một lính thủy đánh bộ khác, 22 tuổi, nói thêm: “Chúng tôi chịu nhiều tổn thất. Chúng tôi mất người, nhưng không đạt được kết quả”.

Anh Dmytro cho biết quá trình vượt sông Dnieper mất từ 30 phút đến một giờ. Lúc lên đường vượt sông, Dmytro mang theo ba hộp cá mòi và sáu ổ bánh mì, cùng với 45 kg hành trang gồm đạn dược và các thiết bị khác, chuẩn bị cho nhiệm vụ dự kiến kéo dài vài ngày. Mục tiêu của họ là tiến về phía làng Krynky, cách TP Kherson 32 km về phía thượng nguồn.

Hành trình vượt sông Dnieper nguy hiểm, chết chóc

Trước khi mặt trời mọc, tiểu đoàn của Dmytro tiếp cận một bãi cát nông và chia thành hai đội. Sương mù buổi sáng giúp họ tránh được tầm ngắm của các máy bay không người lái (UAV) Nga đang lượn lờ và săn lùng họ từ trên trời.

Khi đôi ủng chìm trong bùn dày, anh Dmytro phải dằn lòng trước những hình ảnh của vợ con ở nhà. Dmytro đã biết về nhiệm vụ này vài ngày trước và không nghĩ rằng nó được lên kế hoạch bài bản. Anh không biết điều gì đang chờ đợi họ ở bờ đông và cũng không nghĩ rằng nhiệm vụ đáng để trả giá bằng mạng sống.

Hành trình vượt sông Dnieper đầy ám ảnh của lính Ukraine
Lính thủy đánh bộ Ukraine có họ là Dmytro kể lại nỗ lực vượt sông Dnieper của đơn vị mình. Ảnh: THE WASHINGTON POST

Suy nghĩ của Dmyto cũng giống như suy nghĩ của Johnson, 40 tuổi, là trưởng một nhóm trinh sát Ukraine. Vào tháng 7, Johnson được giao nhiệm vụ dọn dẹp rác do quân Nga để lại bờ sông mà Dmytro làm nhiệm vụ. Johnson đã phải vượt sông Dnieper 6 lần, gần đây nhất là vào tháng 10.

Đội trinh sát của Johnson chật vật di chuyển trên vùng đầm lầy nông bằng thuyền. Johnson thường phải kéo con thuyền đi 19 m để đến vùng nước sâu hơn. Ở bờ đông, Johnson kể rằng chỉ cần múc một xẻng đất là sẽ có nước. Các vị trí ở đây lầy lội và khó củng cố. Đội trinh sát không thể nhóm lửa và luôn bị lạnh vì quần áo ẩm. Đội thủy quân lục chiến của Dmytro khi vượt sông cũng phải dùng thuyền và đối mặt với tình huống tương tự.

Trở lại với cuộc vượt sông Dnieper của Dmytro. Trên bờ sông, sóng vỗ vào bờ, vùng đầm lầy gợn sóng trong gió mạnh. Hai đôi lính xuất phát trước Dmytro. Dmytro nhìn người đồng đội đang càu nhàu về nhiệm vụ và bắt đầu cùng nhau qua sông. Tuy nhiên, ngay tức khắc, pháo kích đã nổ ra.

Dmytro cho biết lúc đó không có tín hiệu liên lạc và anh không thể liên lạc với đội súng cối để đánh trả trong khi Nga dội hỏa lực quá mạnh. Đến 8 giờ sáng, chỉ có 12 trong số 30 lính thủy đánh bộ là không bị thương và cuộc pháo kích của Nga đã khiến 2 lính thiệt mạng.

Ở bờ đông con sông này, thảm thực vật thưa thớt. Rừng bị khai thác nhiều nên lính thủy đánh bộ phải đào hào và mang bao cát lên người. Họ đã chờ đợi gần tám tiếng đồng hồ. “Chúng tôi không thể chiến đấu khi đồng đội chúng tôi bị thương. Chúng tôi phải đợi người mới thay thế những người đó” - Dmytro giải thích.

Đến khi màn đêm buông xuống, hàng chục quân tiếp viện khác đã tới, nhóm 45 lính thủy đánh bộ này tiến về phía Krynky theo tốp hai và ba lính. Đột nhiên, Dmytro nghe thấy tiếng đạn pháo sau lưng. Anh nghĩ rằng chắc mình nghe nhầm bởi đội trinh sát đã nói rằng nơi này an toàn và không có ai ở xung quanh. Hành trình vượt sông Dniep

Tuy nhiên, anh đã nhầm. Đó là hỏa lực của Nga. Lúc đó, lực lượng lính thủy đánh bộ buộc phải bắn trả. May mắn là họ đã sống sót qua đêm, tiếp tục chiến đấu về phía Krynky. Dmytro cho biết khi kết thúc chiến dịch vượt sông Dnieper chiếm Krynk, ít nhất 5 người khác đã thiệt mạng và 20 người bị thương.

Vào ngày thứ hai ở bờ đông Dnieper, một quả lựu đạn phát nổ và mảnh đạn có kích thước bằng que diêm đã găm vào hông Dmytro khiến anh bị thương. Anh đã được sơ tán khỏi khu vực này và gửi về quê nhà điều trị. Khi trở về, anh được thông báo rằng anh sẽ lại được triển khai đến bờ đông con sông này sau khi bình phục.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm