Hình ảnh buổi tọa đàm "Xây dựng khung pháp lý cho tiền kỹ thuật số"

Hình ảnh buổi tọa đàm "Xây dựng khung pháp lý cho tiền kỹ thuật số"

(PLO)- Sáng 8-3, báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức Tọa đàm "Xây dựng khung pháp lý cho tiền kỹ thuật số" tại trụ sở số 34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM.

tọa đàm tiền kỹ thuật số (1).jpg
Tọa đàm nhằm đưa ra những đề xuất cần thiết cho việc quản lý cũng như xây dựng khung pháp lý về tiền kỹ thuật số sao cho hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (2).jpg
Ông Đinh Đức Thọ - Phó Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM phát biểu khai mạc tọa đàm. Ông Thọ mong các đại biểu, chuyên gia, luật sư, doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ những góc nhìn mang tính thực tiễn nhất về tài sản số, tiền kỹ thuật số. Từ đó, đưa ra những đề xuất cần thiết cho việc quản lý cũng như xây dựng khung pháp lý sao cho hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp, tránh tác động tiêu cực đến nền kinh tế, xã hội, đồng thời huy động được nguồn lực và mang lại giá trị cho đất nước..
tọa đàm tiền kỹ thuật số (3).jpg
ThS Nguyễn Nhật Thanh - Trường ĐH Luật TP.HCM, trình bày tham luận về nhận diện tiền kỹ thuật số và kiến nghị khung pháp lý cho Việt Nam. Trong đó, ThS Thanh cho rằng nếu xem tiền kỹ thuật số là một loại tài sản sẽ mở ra những cơ chế, cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể sở hữu tiền kỹ thuật số, đồng thời dưới góc độ Nhà nước sẽ có cơ sở cho việc quản lý, thu thuế liên quan đến các giao dịch về tiền kỹ thuật số.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (4).jpg
Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) trình bày tham luận “Quản lý tài sản số tại Việt Nam”.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (5).jpg
Các nhà nghiên cứu, chuyên gia thảo luận xung quanh chủ đề của tọa đàm.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (6).jpg
ThS Mai Hoàng Phước - Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM trình bày tham luận “Xác định tiền kỹ thuật số là tài sản từ góc nhìn giải quyết tranh chấp thừa kế, chia tài sản chung”.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (8).jpg
GS-TS Đỗ Văn Đại, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM đưa ra một số gợi ý để các đại biểu và chuyên gia thảo luận, góp ý về việc xây dựng khung pháp lý.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (9).jpg
Luật sư Nguyễn Huỳnh Phương Thảo, Công ty Luật TNHH INFINITY Việt Nam cho rằng tiền kỹ thuật số mang toàn bộ tính chất của tài sản, chỉ khác là dùng công nghệ để chuyển hóa. Nếu sửa BLDS về tài sản để công nhận đây là một loại tài sản sẽ lâu. Thay vì vậy, chúng ta có thể ban hành văn bản dưới luật thì sẽ nhanh chóng và hiệu quả - tức chỉ cần văn bản hướng dẫn cho tài sản theo BLDS để ghi nhận tiền kỹ thuật số là một loại tài sản.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (10).jpg
Luật sư Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Công ty Luật TNHH INFINITY Việt Nam góp ý tại tọa đàm.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (11).jpg
Các chuyên gia đã đưa ra các kiến nghị cần thiết về xây dựng khung pháp lý cho tiền kỹ thuật số ở Việt Nam.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (12).jpg
Ông Phan Đức Trung - Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng sàn giao dịch có thể là một phương án hợp lý trong bối cảnh hiện nay, nhưng việc triển khai cần phải tuân thủ một khung pháp lý rõ ràng.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (13).jpg
Luật sư Lê Minh Phiếu, Giám đốc sáng lập và điều hành LMP Lawyers phát biểu ý kiến.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (16).jpg
Ông Calvin Tran - Đại diện Bitget khu vực Đông Nam Á.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (14).jpg
Ông Trần Huyền Dinh, CEO AlphaTrue cho rằng khi cho phép thành lập sàn giao dịch cần đặt ra yêu cầu về sự hiện diện của doanh nghiệp, nhưng cũng phải cân nhắc đến kiến thức và kinh nghiệm của người đứng đầu. "Tôi nghĩ Việt Nam có thể học hỏi Thái Lan, ưu tiên người Việt làm lãnh đạo và đại diện doanh nghiệp"- Ông Dinh nói.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (17).jpg
PGS.TS Lê Minh Hùng - Trưởng Khoa Luật, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM nêu quan điểm: Nếu đã công nhận tài sản số, tài sản mã hóa thì cần tính toán tới pháp lý, giá trị thành tiền. Và cả trách nhiệm của sàn, người quản lý giao dịch, chủ thể tham gia đầu tư.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (18).jpg
TS Nguyễn Đình Thái - Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM, cho rằng phải công nhận tiền kỹ thuật số là một loại tài sản. Nên có tư duy mở, không nên viện dẫn vào các quy định pháp luật hiện nay để ràng buộc.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (20).jpg
Phát biểu tại tọa đàm, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, cho rằng nội dung tọa đàm rất hữu ích với cá nhân và cả đơn vị quản lý nhà nước.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (22).jpg
Ông Đinh Đức Thọ, Phó Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM gửi lời cám ơn tới các vị chuyên gia, diễn giả, hiệp hội và doanh nghiệp đã gửi gắm, đề xuất ý kiến trong việc hoàn thiện khung pháp lý và giúp tọa đàm diễn ra thành công tốt đẹp.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (24).jpg
Các đại biểu trao đổi bên lề tọa đàm.
tọa đàm tiền kỹ thuật số (23).jpg
Các đại biểu, chuyên gia chụp ảnh lưu niệm kết thúc buổi tọa đàm.

Đọc thêm