Kinh tế Việt Nam 2024 chịu áp lực từ 330.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn

(PLO)- Kinh tế Việt Nam năm 2024 đón nhận cơ hội từ nguồn vốn FDI cũng như thị trường các bạn hàng lớn có phần cải thiện nhưng kèm theo là nỗi lo trái phiếu đáo hạn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp (Agriseco) vừa ra báo cáo nhận định về kinh tế Việt Nam trong năm 2024 cũng như đưa ra một số khuyến nghị dành cho nhà đầu tư.

Môi trường toàn cầu còn nhiều yếu tố bất định

Agriseco cho rằng lãi suất cao vẫn là yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế Việt Nam.

Các Ngân hàng Trung ương của Mỹ (Fed) Anh (BOE), châu Âu (ECB) được dự báo sẽ bắt đầu quá trình cắt giảm lãi suất trong năm 2024. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã hạ lãi suất từ năm 2023 và tiếp tục được kỳ vọng duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế. Riêng Nhật Bản có thể kết thúc chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2024... Tuy nhiên, những điều chỉnh này sẽ rất thận trọng.

Tăng trưởng GDP năm 2024 ở hầu hết các khu vực trên thế giới đều có thể thấp so với 2023. Riêng châu Âu được kỳ vọng sẽ cải thiện nhưng ở mức khiêm tốn, lên mức 1,7%, nếu nới lỏng dần chính sách tiền tệ từ cuối 2024. Tuy nhiên triển vọng tăng trưởng khu vực này vẫn bất định khi xung đột chính trị leo cao.

330.000 nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản đáo hạn là điểm nghẽn lớn của kinh tế Việt Nam 2024
Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ngân hàng Morgan Stanley, tổ chức UNDESA và FR

Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều được dự báo GDP chưa thực sự cải thiện trong năm 2024 do tác động của lạm phát và các bất ổn kinh tế chính trị.

Các nhà nghiên cứu thuộc Agriseco đặc biệt băn khoăn về triển vọng của Trung Quốc. Rủi ro một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản, tài chính của Trung Quốc sụp đổ là có.

Nhà đầu tư không khỏi lo ngại ảnh hưởng lan tỏa tới kinh tế toàn cầu và thị trường chứng khoán Việt Nam từ sự sụp đổ của một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản và tài chính của Trung Quốc như Evergrande (nộp đơn bảo hộ phá sản); Country Garden (chậm thanh toán lãi trái phiếu); Zhongzhi Enterprise Group – 1 trong những tổ chức quản lý tài sản tư nhân lớn nhất của Trung Quốc (chậm thanh toán đối với các sản phẩm đầu tư).

Nguyên nhân đến từ việc nước này có các chính sách siết tình trạng đầu cơ bất động sản từ cuối năm 2020 dẫn đến quả bom nợ và bong bóng bất động sản xì hơi. Thị trường chứng khoán Trung Quốc liên tục giảm mạnh hơn 50% từ 2021 đến nay. Chỉ số giá cổ phiếu nhóm bất động sản cũng liên tục dò đáy.

1602Agri3.jpg
Nỗi lo về thị trường bất động sản Trung Quốc chưa hề vơi bớt

Các rủi ro của thị trường bất động sản khiến Moody hạ triển vọng tín nhiệm Trung Quốc. Tỷ lệ nợ của Trung Quốc đang gấp gần 3 lần GDP, và theo dữ liệu của Dealogic, trong sáu tháng tới, khoảng 60,5 tỷ USD trái phiếu bất động sản của nước này sẽ đến kỳ đáo hạn, với ít nhất một phần ba trong số đó là trái phiếu nước ngoài.

Các diễn biến cả trong nước và thị trường quốc tế đưa đến dự báo GDP Trung Quốc năm 2024 tăng 4,5%.

Kinh tế Việt Nam: Chính sách tài khóa có thể tạo động lực quan trọng

Đối với chính sách tiền tệ, Agriseco dự báo lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã gần hết dư địa giảm nhưng mặt bằng lãi suất huy động có thể duy trì thấp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng phục hồi nhờ mặt bằng lãi suất thấp và các chính sách hỗ trợ kinh tế của Chính phủ.

Áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu khi chênh lệch lãi suất đồng USD và VND là có nhưng có thể không quá lớn khi Fed bắt đầu quá trình giảm lãi suất.

Nhờ tỷ lệ bội chi ngân sách/GDP và nợ công/GDP vẫn đang ở mức thấp, chính sách tài khóa còn dư địa đẩy mạnh. Chính phủ sẽ tiếp tục các chính sách kích cầu nội địa để hỗ trợ cho nền kinh tế, như gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế phí và tiền thuê đất; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường, xăng dầu; tiếp tục gia hạn chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% kéo dài tới 30-6; tăng lương cơ bản.

1602Agri4.jpg
Chính sách tài khóa còn nhiều dư địa đẩy mạnh

Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng thu hút vốn FDI vào nhóm sản xuất, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, chất bán dẫn, năng lượng sạch. Dự kiến dòng vốn FDI từ Trung Quốc sẽ chảy mạnh vào Việt Nam nhờ (1) Việt Nam được hưởng lợi từ chiến lược “Trung Quốc +1”, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng ngày càng mạnh mẽ; (2) lợi thế địa lý, nhân lực, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều Hiệp định Tự do Thương mại được ký kết.

Vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu có thể ảnh hưởng tới thu hút vốn mới, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến của vốn FDI khi Chính phủ đang hoàn thiện các chính sách ưu đãi mới.

1602Agri5.jpg
Lượng trái phiếu đáo hạn tập trung chính trong nửa sau năm 2024 gây ra nhiều áp lực lên nền kinh tế

Bất động sản cùng áp lực thanh toán trái phiếu đáo hạn vẫn là điểm nghẽn lớn của kinh tế Việt Nam năm 2024. Theo thống kê của Agriseco, giá trị trái phiếu đáo hạn ước tính khoảng 330.000 tỷ đồng, tập trung nhiều ở giai đoạn nửa cuối năm, cao hơn 20% so với 2023.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực bất động sản đang gia tăng (thời điểm cuối năm 2022 là 1,72%, nhưng đến tháng 9-2023 là 2,89%) phản ánh các khó khăn thực tại của doanh nghiệp bất động sản là thiếu vốn để triển khai dự án và quay vòng trả nợ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm