Lý do Ukraine chưa dùng nhiều vũ khí hạng nặng của NATO để phản công Nga

(PLO)- Cho đến nay, Ukraine vẫn chưa sử dụng quá nhiều vũ khí hạng nặng do NATO viện trợ. Lý do có thể là Ukraine đang không quá vội vàng trong việc phản công Nga, hướng tới chiến thuật phản công lâu dài, dần dần làm hao mòn quân đội Nga.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Quân đội Ukraine đang duy trì tốc độ phản công chậm rãi chống lại Nga. Trong hai tuần qua, Ukraine đã giành lại bảy ngôi làng và khoảng 90 km2 lãnh thổ từ Nga, theo trang Business Insider.

Ukraine không quá vội vàng trong việc phản công Nga

Cho đến nay, Ukraine vẫn chưa sử dụng quá nhiều vũ khí hạng nặng do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) viện trợ. Các chuyên gia phương Tây cho rằng lý do có thể là Ukraine đang không quá vội vàng trong việc phản công Nga.

Quân đội Ukraine gần Bakhmut hôm 24-3. Ảnh: Aris Messinis/Getty Images

Quân đội Ukraine gần Bakhmut hôm 24-3. Ảnh: Aris Messinis/Getty Images

Trong mỗi cuộc tấn công tới lúc này, quân đội Ukraine tỏ ra thận trọng với số lượng xe tăng và binh sĩ triển khai.

Chuyên gia George Barros thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh (Mỹ) gọi đây là chiến thuật vỏ sò. Ukraine sử dụng chiến thuật đánh lừa để quân đội Nga dồn vào phòng thủ một khu vực và khiến một khu vực khác bị sơ hở.

Tướng Mỹ về hưu Ben Hodges cho rằng Ukraine vẫn đang đánh giá mọi thứ.

“Cuộc phản công chắc chắn đã bắt đầu nhưng diễn biến chính thì chưa” – ông Hodges nhận định.

Ukraine đã đưa xe tăng Leopard-2 của Đức cùng một số xe chở quân của Mỹ và thiết giáp kháng mìn ra chiến trường nhưng với số lượng không nhiều. Cũng chưa có bằng chứng cho thấy Ukraine đã triển khai xe tăng Challenger-2 của Anh, xe chiến đấu bộ binh CV9040 hay xe bọc thép Stryker của Mỹ. Xe chiến đấu bộ binh Marder của Đức hay xe tăng phòng không Gepard cũng không được nhìn thấy trên chiến trường.

Những vũ khí trên được trang bị các loại cảm biến, quang học và ngắm bắn, camera ảnh nhiệt cũng như radar phòng không.

Xe tăng vẫn đóng vai trò quan trọng khi kiết hợp bộ binh, pháo binh, phòng không và không quân. Khi tất cả tác chiến cùng nhau, xe tăng không chỉ làm tăng thêm hỏa lực mà còn là vũ khí chính để xuyên thủng các tuyến phòng thủ của đối phương.

Các chuyên gia cho rằng các cuộc tấn công của Ukraine vẫn đang ở quy mô hạn chế, chưa sử dụng số lượng lớn vũ khí phương Tây vì họ muốn dùng chúng trong giai đoạn phản công tiếp theo.

Theo chuyên gia, nếu Ukraine dùng những vũ khí hạng nặng của NATO thì có thể đã tránh hoặc giảm bớt thiệt hại trên chiến trường trong vài tuần qua.

Vì sao Ukraine không sử dụng vũ khí hạng nặng của NATO trong thời gian qua?

Trang Kyiv Post dẫn nhận định của chuyên gia quân sự Stefan Korshak nói rằng giới lãnh đạo cấp cao của Ukraine dường như đang hướng tới chiến thuật phản công lâu dài, dần dần làm hao mòn quân đội Nga.

“Họ đang tìm cách dần giành lại lãnh thổ, tránh những rủi ro lớn và giữ tổn thất của Ukraine ở mức thấp nhất có thể” – ông Korshak cho hay.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger-2 của Anh. Ảnh: Finnbarr Webster/Getty Images

Xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger-2 của Anh. Ảnh: Finnbarr Webster/Getty Images

Hồi tháng 3, ông Andrij Sybiha, Phó Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Ukraine nói: “Mức độ hỗ trợ của phương Tây phụ thuộc vào thành công của chúng tôi. Chúng tôi càng giành được nhiều vị trí trên chiến trường, chúng tôi càng nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các đối tác”.

Ukraine có thể dồn tất cả vũ khí lên tiền tuyến để mở cuộc phản công lớn nhưng đây cũng là bước đi mạo hiểm và rủi ro thất bại. Do vậy, Ukraine dường như muốn thực hiện một chiến dịch phản công chậm rãi, thực hiện các cuộc tấn công với các đơn vị tương đối nhỏ và vũ khí hạn chế.

Ukraine vẫn còn nhiều hỏa lực cho giai đoạn phản công tiếp theo. Ukraine chỉ mới sử dụng một phần nhỏ trong hai tuần qua, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh.

Giới chuyên gia ước tính Ukraine có khoảng 35 lữ đoàn sẵn sàng cho cuộc phản công, trong đó có 13 lữ đoàn tấn công (mỗi lữ đoàn có khoảng 3.500 người). Trong số 13 lữ đoàn đó, có 10 lữ đoàn được đào tạo ở châu Âu và được trang bị vũ khí của NATO. Mỗi lữ đoàn được trang bị 200 xe tăng, 152 khẩu pháo, khoảng 867 xe bọc thép chở quân và phương tiện chiến đấu.

“Nếu chúng ta thấy hai hoặc ba trong số các lữ đoàn (khoảng 500-750 xe bọc thép) trên một mặt trận hẹp, chúng ta có thể nói rằng cuộc tấn công chính đã bắt đầu” – Tướng Hodges cho biết.

Nhưng ngay cả khi kịch bản đó xảy ra, ông Hodges cũng tin rằng sự thận trọng là cần thiết vì Bộ Tổng tham mưu Ukraine có khả năng sẽ giữ bí mật về địa điểm phản công chính càng lâu càng tốt.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm