Mặt trăng máu xuất hiện cùng sao Hỏa trong nguyệt thực thế kỷ

Tổ tiên loài người từng xem nguyệt thực là điềm báo tai họa và đến ngày nay, nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xem đó là biểu tượng của sự diệt vong.

Vào rạng sáng thứ Sáu ngày 27-7, nguyệt thực thế kỷ sẽ diễn ra tại Anh quốc. Cùng với sự xuất hiện của mặt trăng máu trong thời điểm là Hỏa tinh. Hành tinh vốn được mệnh danh "vị thần Chiến tranh" đang tỏa sáng rất dữ dội sau nhiều năm. Kể từ năm 2003, khi khoảng cách giữa Trái đất và sao Hỏa là 56 triệu km, hành tinh Đỏ chưa bao giờ lớn và tỏa sáng mạnh mẽ như thế.

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài kỷ lục trong thế kỷ 21 thêm phần đặc biệt với sự xuất hiện của Hỏa tinh. Ảnh: DM

Vì mặt trăng sẽ xếp thẳng hàng với Trái đất và mặt trời nên mặt trăng lúc ấy sẽ tối sầm và dần chuyển từ màu bạc đến cam sáng và đỏ rực như máu. Sở dĩ màu sắc của mặt trăng thay đổi là do các tia sáng xuất phát từ mặt trời, sau khi bị lọc qua lớp khí quyển của Trái đất, sẽ tạo thành ánh sáng màu cam hoặc đỏ, "nhuộm màu" cho mặt trăng.
Ông Robin Scagell, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thiên văn Phổ thông, cho biết: "Màu sắc của mặt trăng phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện khí quyền của Trái đất vào thời điểm diễn ra nguyệt thực. Bụi khí quyển cùng hoạt động phun trào núi lửa ở Hawaii và Guatemala gần đây sẽ khiến mặt trăng có màu đỏ đậm hơn bình thường. Không ngạc nhiên khi mọi người sợ hãi và xem nó là dấu hiệu của ngày tận thế cả".
Khác với nhật thực, ta hoàn toàn có thể quan sát nguyệt thực và sao Hỏa bằng mắt thường mà không cần thiết bị bảo hộ.
Ở Việt Nam, hiện tượng có một không hai trong thế kỷ 21 này sẽ diễn ra vào rạng sáng thứ Bảy ngày 28-7 theo giờ Việt Nam và kéo dài một giờ 43 phút.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới