Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên ở Malaysia đang tham gia phân tích tìm kiếm tung tích chiếc máy bay cho biết các chuyên gia đang khoanh vùng ở khả năng này sau khi vật thể trôi trên biển hôm 9-3 được xác nhận không liên quan gì đến chiếc MH370.
Người thân của hành khác đi trong chuyến bay MH370 đang ở sân bay Bắc Kinh - Ảnh: Reuters
“Thực tế chúng tôi không thể phát hiện bất kỳ mảnh vỡ nào của chiếc máy bay sau hơn 48 giờ tìm kiếm, điều đó cho thấy chiếc máy bay có khả năng đã nổ tung ở độ cao khoảng 35.000 feet” - quan chức trên cho biết.
Ông John Goglia, cựu chuyên gia của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB), nhận định việc không có một cuộc gọi cứu nạn nào chứng tỏ máy bay bị nổ do bị giảm áp suất nghiêm trọng hoặc một thiết bị nổ. "Vụ việc chắc chắn đã diễn ra rất nhanh, nên phi công không kịp trở tay, bằng chứng là họ đã không kịp có bất kỳ tín hiệu liên lạc nào" – Reuters dẫn lời ông Goglia. |
Theo chuyên gia này, nếu chiếc máy bay thực sự lao xuống biển từ độ cao như thế khi còn nguyên vẹn thì với tác động của nước biển sẽ vỡ ra. Như thế thì các đội tìm kiếm đã có thể phát hiện ra những mảnh vỡ của chiếc máy bay trôi trên biển.
Các chuyên gia hàng không cho rằng chiếc MH370 biến mất khi đang bay ở độ cao bằng và đang ở trạng thái an toàn nhất. Thậm chí, có thể đang ở chế độ lái tự động cho nên khả năng một vụ nổ trên máy bay đã làm chiếc MH370 mất tích một cách khó hiểu.
"Máy bay Being B777 có thể bay sau khi bị sét đánh và thậm chí là ngay cả trong trường hợp giảm áp suất nghiêm trọng. Nhưng nếu đó là một vụ nổ, thì không còn cơ hội nào nữa” - Reuters dẫn lời một cựu phi công của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS).
Máy bay Boeing B777-200 của hãng hàng không Malaysia Airlines - Ảnh: AFP
Dù khẳng định cho tới giờ vẫn chưa có bằng chứng cụ thể là chiếc máy bay trên bị đánh bom nhưng nguồn tin trên đã dẫn chứng đến hai vụ máy bay mất tích tương tự. Đó là, vụ nổ chiếc máy bay của hãng hàng không Ấn Độ hồi năm 1985 khi chiếc máy bay này đang bay trên biển Đại Tây Dương và vụ chiếc máy bay của hãng Lockerbie mất tích bí ẩn năm 1988. Cả hai chiếc được cho đã nổ tung ở độ cao 31.000 feet (khoảng 9,5 km)
Với hệ thống phát hiện đốm sáng trên toàn cầuy, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã kiểm tra sơ bộ dữ liệu khu vực nơi máy bay mất tích nhưng không phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào cho thấy xuất hiện vụ nổ trên trong.