Ngày 11-7, Reuters dẫn nguồn tin thân cận nói rằng Mỹ quyết định không áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif.
Ngày 24-6 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng ông Zarif sẽ bị đưa vào danh sách đen ngay trong tuần đó.
Thậm chí, nguồn tin cho biết Washington rất cứng rắn với Iran, bằng việc nội bộ Bộ Tài chính Mỹ đang lưu hành một bản thảo thông cáo tuyên bố trừng phạt Ngoại trưởng Iran.
Ông Mnuchin không nói rõ những lệnh trừng phạt nào sẽ đánh vào Zarif.
Ông chỉ đưa ra đã thông báo về các biện pháp trừng phạt mà Washington nhằm ngăn chặn Lãnh đạo Tối cao Iran Ali Khamenei tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ hoặc tài sản dưới quyền tài phán của nước này.
Ngoại trưởng Pompeo thời điểm đó cũng phản đối việc đưa ông Zarif vào danh sách đen, cấm tiếp cận tài sản hay di chuyển tài sản ra khỏi nước Mỹ.
Tờ The New York Times dẫn lời ông Zarif nói rằng ông không sở hữu bất kỳ tài sản nào hoặc có bất kỳ tài khoản ngân hàng nào bên ngoài Iran.
"Tôi không có vấn đề cá nhân gì nếu các biện pháp trừng phạt xảy ra", ông Zarif nói.
Mỹ đã nhắm đưa Ngoại trưởng Zarif vào danh sách đen từ ngày 24-6. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Iran Zarif dự kiến sẽ tham dự hội nghị cấp bộ trưởng tại Liên Hiệp Quốc trong tuần sau về các mục tiêu phát triển bền vững, nhằm giải quyết các vấn đề bao gồm xung đột, nghèo đói, bình đẳng giới và biến đổi khí hậu trước năm 2030.
Điều này có nghĩa Mỹ sẽ phải cấp thị thực nhập cảnh cho ông Zarif, một dấu hiệu cho thấy Washington hiện đang trì hoãn các lệnh trừng phạt.
“Chúng tôi tìm kiếm một giải pháp ngoại giao”, phát ngôn viên Morgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Mỹ nói. “Chúng tôi đã nhờ các đồng minh của mình yêu cầu Iran hạ nhiệt, không gây ảnh hưởng đến các đồng minh hay lợi ích của Mỹ, và không khủng bố khu vực”.
Còn người phát ngôn của Bộ Tài chính nói rằng: “Nhà ngoại giao Zarif là một nhân vật được quan tâm hơn cả và sẽ cập nhật báo giới khi chúng tôi có nhiều thông tin hơn”.
Các cựu quan chức giấu tên nói với Reuters rằng quyết định không trừng phạt ông Zarif có thể là một gợi ý mà Washington muốn duy trì lựa chọn ngoại giao, ngay cả khi điều đó khó xảy ra lúc này.
Giải pháp Mỹ có thể đưa là lúc này là sẽ cho phép một sự ổn định để cho Iran xuất khẩu dầu mỏ, vốn ở mức 2,5 triệu thùng/ngày trước khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, và chỉ còn mức 300.000 thùng/ngày sau khi chính quyền Mỹ quyết kéo chúng về mức 0.
Hoặc giải pháp thứ hai là chính quyền ông Trump sẽ gia hạn miễn trừ (sẽ hết hạn vào đầu tháng 8 tới), cho phép Trung Quốc, Nga và các quốc gia châu Âu theo đuổi các dự án không phổ biến hạt nhân với Iran.