Năm 2024: Làm nghề gì được tăng lương?

(PLO)- Một số ngành nghề vốn đầu tư của Nhật Bản có xu hướng tăng lương năm trong năm 2024.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, tuy nhiên theo Navigos Group - nhà cung cấp các giải pháp tuyển dụng nhân sự, dự báo lương năm 2024, từ 23 ngành nghề (thực tập sinh, người có kinh nghiệm, cấp quản lý, giám đốc) thì một số ngành sẽ tăng.

Bảng lương cho thấy xu hướng mới của thị trường đối với các vị trí về môi trường, xã hội và quản trị ngày càng được đầu tư. Cụ thể, mức lương cho các phòng ban này trong ngành thiết bị điện tử, hóa chất/vật liệu xây dựng và bao bì/in ấn/nhựa, nông nghiệp, sản xuất có vốn đầu tư của Nhật Bản có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư vào mức lương cho phòng ban dữ liệu trong các ngành công nghệ thông tin – viễn thông, ngân hàng, năng lượng/năng lượng tái tạo và dầu khí.

Ngành sản xuất nằm trong các ngành nghề dự báo sẽ tăng lương trong năm 2024. Ảnh: P.ĐIỀN

Ngành sản xuất nằm trong các ngành nghề dự báo sẽ tăng lương trong năm 2024. Ảnh: P.ĐIỀN

Các chuyên gia nhân sự phân tích không nằm ngoài biến động chung của thị trường tuyển dụng trên thế giới, tình hình lao động tại Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, cụ thể có 82% doanh nghiệp khảo sát bị ảnh hưởng, hơn 68% doanh nghiệp chọn cắt giảm nhân sự để ứng phó với giai đoạn kinh tế khó khăn.

Một số ngành nghề dự báo sẽ tăng lương trong năm 2024. Video: P.ĐIỀN

Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng này trải dài trong nhiều ngành hàng, với mức độ bị ảnh hưởng khác nhau gồm: Ngân hàng, vận tải/giao nhận/chuỗi cung ứng, sản xuất có vốn đầu tư của Nhật Bản; tự động hóa/ô tô, xây dựng/bất động sản, thực phẩm và đồ uống/ngành hàng tiêu dùng nhanh, thiết bị điện tử, thương mại điện tử/ dịch vụ trực tuyến và công nghệ tài chính.

Để ứng phó với những biến động của thị trường, cắt giảm nhân sự và ngưng tuyển dụng là giải pháp được đa số các doanh nghiệp lựa chọn.

Tại Việt Nam, quy mô cắt giảm tập trung dưới 25% trong các ngành nghề gồm: Ngân hàng, vận tải/giao nhận/chuỗi cung ứng, tự động hóa/ô tô, hóa chất/vật liệu xây dựng và bao bì/in ấn/ nhựa, dược phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, năng lượng/năng lượng tái tạo và dầu khí, bảo hiểm, ngành thương mại, dịch vụ có vốn đầu tư của Nhật.

Đáng chú ý, có rất ít doanh nghiệp lựa chọn cắt giảm nhân sự với quy mô lớn. Tuy nhiên, hai ngành xây dựng và bất động sản cắt giảm từ 50%-75% nhân sự. Cá biệt ngành dịch vụ tư vấn cắt giảm trên 75% nhân sự.

CEO Navigos Group Ryosuke Kanemoto, đánh giá không chỉ ở Việt Nam, mà các doanh nghiệp cùng người lao động tại các nước trên thế giới hiện nay đều đang cố gắng dùng nhiều giải pháp để ứng phó với biến động của nền kinh tế. Đó là những thay đổi từ tư duy, cách vận hành doanh nghiệp, trang bị kĩ năng cần thiết, đến hoạt động tuyển dụng và tìm việc.

Từ đó, vị CEO cho rằng điều cần thiết là doanh nghiệp và người lao động cần cập nhật được bức tranh đầy đủ, khách quan về thực trạng và kỳ vọng từ cả hai phía để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho việc thích ứng và bắt kịp với các thay đổi có thể tiếp tục diễn ra.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm