Vì vậy, người hút thuốc cần hiểu rõ ba điều này để sớm cai thuốc, hoặc nếu chưa sẵn sàng bỏ thuốc lá thì cũng cần hiểu thêm thông tin về các sản phẩm giảm tác hại thay thế thuốc lá điếu.
Người hút thuốc hít hơn 6.000 chất gây hại trong khói thuốc
Thuốc lá điếu sản sinh chất nicotin thông qua quá trình đốt cháy điếu thuốc lá và hành động “rít” thuốc. Ở ngưỡng nhiệt độ đốt cháy 6000C - 800ºC, người hút thuốc ngoài hít nicotin thì còn phải hít hơn 6.000 chất hóa học có trong khói.
Khoa học đã xác định đây là những chất gây hại hoặc có tiềm năng gây hại (gọi chung là HPHC), đứng đầu là nhựa thuốc lá (hay còn gọi TAR). Giải thích về mối nguy hại của nhựa thuốc lá có trong khói, giảng viên Khoa Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp (K3) và nhà độc học từ Khoa Y tế Công cộng, Đại học Airlangga (Indonesia), ông Shoim Hidayat, cho biết: Nhựa thuốc lá là phần còn lại từ quá trình đốt cháy trong khi hút thuốc. Khi hít khói thuốc lá, nhựa thuốc lá sẽ phơi nhiễm với bên trong phổi.
Phổi bị phơi nhiễm liên tục với nhựa thuốc lá là nguyên nhân khiến người hút càng dễ mắc các bệnh lý mạn tính liên quan đến đường hô hấp cũng như một số bệnh lý khác.
Theo lời bà Maria Chaplia, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu tại Trung tâm Lựa chọn của người dùng (Anh Quốc) đăng trên báo India Times: “Người ta hút thuốc lá nhưng chết vì khói thuốc lá”.
Theo lời bà Maria Chaplia, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu tại Trung tâm Lựa chọn của người dùng (Anh Quốc) đăng trên báo India Times: “Người ta hút thuốc lá nhưng chết vì khói thuốc lá”.
Khói thuốc là nguyên nhân chính gây tác hại đến sức khỏe người hút. |
Nicotin: chỉ là tác nhân khiến “dễ hút khó bỏ”
Khác với tính chất gây hại của khói thuốc lá do đốt cháy, nicotin là một chất làm cho người hút thuốc phụ thuộc vào thuốc lá. Tuy nhiên, điều thú vị là cũng chính nicotin lại được ứng dụng để sản xuất các loại thuốc an thần hoặc các sản phẩm dùng để cai thuốc lá.
Theo đó, trong y học, nicotin được dùng làm thuốc an thần nhờ vào tác dụng kích thích não bộ, giải phóng dopamin (hợp chất gắn liền với trạng thái hưng phấn) giúp bệnh nhân tạm thời thư giãn. Bên cạnh đó, nicotin còn được các công ty dược dùng để sản xuất các liệu pháp nicotin thay thế bao gồm loại kẹo gum nicotin, xịt nicotin, miếng dán nicotin… để cung cấp cho những người có nhu cầu cai thuốc lá điếu.
Mặc dù chủ yếu xuất hiện trong thuốc lá, nicotin còn có thể được trích xuất từ các loài cây quen thuộc như cà chua, cà tím, khoai tây và ớt xanh. Ngoại trừ việc tất cả chúng đều thuộc họ Nightshade (họ ưa bóng râm), lượng nicotin trong các loại cây khác thấp hơn nhiều so với cây thuốc lá. Đây cũng là lý do hoạt chất này được gắn liền với sản phẩm thuốc lá.
Hợp chất nicotin có nhiều ứng dụng trong đời sống |
Nicotin không gây ung thư, theo thông tin chính thức được công bố trên trang web của Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS). Kết luận này cũng được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ) khẳng định trong các văn bản chính thức.
Như vậy, vai trò của nicotin là gây hưng phấn cho người hút thuốc và khiến họ khó cai. Do đó, nhóm phụ nữ có thai, người già, trẻ em tuyệt đối không nên tiếp xúc với chất này.
Có thể giảm tác hại nếu mọi nỗ lực cai thuốc lá đều thất bại
Việt Nam hiện là quốc gia có số người hút thuốc lá điếu đứng thứ 15 trên thế giới. Do đó, gánh nặng điều trị các bệnh lý do hút thuốc lá gây ra luôn là cấp số nhân theo mỗi năm. Từ thực tế này, Việt Nam cần sớm thực thi nhiều biện pháp bổ trợ để sớm loại bỏ thuốc lá điếu ra khỏi cộng đồng. Để làm được điều này, cai thuốc lá và giảm tác hại thuốc lá đều là những hướng tiếp cận phù hợp.
Để giảm tác hại thuốc lá, người hút thuốc cần hiểu rõ các biện pháp giảm tác hại hiện có, trong đó có các liệu pháp nicotin thay thế như miếng dán nicotin, hoặc kẹo ngậm nicotin, xịt họng nicotin… Mặt khác, các sản phẩm giảm tác hại giả lập hành vi hút thuốc như thuốc lá điện tử hay thuốc lá làm nóng (đã qua kiểm nghiệm với hàm lượng các chất gây hại thấp hơn so với thuốc lá điếu) cũng đang được sử dụng phổ biến trên toàn cầu.
Tikki Pangestu, cựu Giám đốc Chính sách nghiên cứu và Hợp tác (thuộc WHO) |
Theo báo cáo tháng 7-2021 của WHO, trong số 195 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên của tổ chức này, hiện đã có 184 nước chính thức cho phép và quản lý thuốc lá làm nóng. Đối với các sản phẩm hóa hơi như thuốc lá điện tử, hiện nay có 79 nước có biện pháp quản lý với mức độ khác nhau và 84 nước không cấm hoặc chưa có biện pháp quản lý cụ thể.
Còn theo tạp chí Circulation, nghiên cứu PATH (đánh giá dân số về thuốc lá và sức khỏe) chỉ ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD) trên nhóm người chỉ sử dụng thuốc lá điện tử giảm 34% so với người hút thuốc lá điếu. Nguyên nhân chính là vì thuốc lá điện tử hay các sản phẩm thuốc lá không khói nói chung đã loại bỏ được quá trình đốt cháy, loại bỏ khói, đồng nghĩa với loại bỏ 95% tác nhân gây hại. Từ đó, có thể thấy vai trò của các sản phẩm không khói thay thế thuốc lá điếu cần sớm được các cơ quan y tế và chính phủ công nhận và ứng dụng nhằm mục đích cải thiện sức khỏe cộng đồng.