Nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn nên ăn trái cây 1-2 giờ trước hoặc sau bữa ăn

(PLO)- Hiện những người bị bệnh tiểu đường thường hay có nhiều lầm tưởng và quan niệm sai lầm xung quanh vấn đề ăn uống, theo Boldsky.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Một câu hỏi phổ biến thường được đặt ra là nên ăn trái cây 1-2 tiếng trước hay sau bữa ăn nếu mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường thường hay có nhiều lầm tưởng và quan niệm sai lầm xung quanh vấn đề ăn uống. Ảnh: Boldsky.

Người bị bệnh tiểu đường thường hay có nhiều lầm tưởng và quan niệm sai lầm xung quanh vấn đề ăn uống. Ảnh: Boldsky.

Lầm tưởng 1: Nên ăn trái cây trước bữa ăn 1-2 tiếng

Thật sự không có thời điểm cụ thể để ăn trái cây đối với những người khác bệnh tiểu đường. Cũng không có yêu cầu nghiêm ngặt về thời gian nên ăn trái cây nếu bạn mắc bệnh tiểu đường.

Điều quan trọng là những người mắc bệnh tiểu đường cần theo dõi lượng carbohydrate tổng thể và duy trì chế độ ăn uống cân bằng.

Lầm tưởng 2: Chỉ nên ăn trái cây như đồ ăn nhẹ

Đây cũng là một quan niệm sai lầm. Người bệnh tiểu đường có thể thưởng thức trái cây bất cứ lúc nào. Mặc dù, trái cây có thể là lựa chọn ăn nhẹ lành mạnh nhưng chúng cũng có thể là một phần trong bữa ăn chính của người bị tiểu đường.

Điều quan trọng nhất là người bị bệnh tiểu đường nên chú ý số lượng và lựa chọn loại trái cây cho phù hợp.

Bạn có thể ăn trái cây vào bất cứ lúc nào, tùy thuộc vào các yếu tố như lượng đường trong máu, thuốc và mức độ hoạt động của bạn. Ảnh: Boldsky.

Bạn có thể ăn trái cây vào bất cứ lúc nào, tùy thuộc vào các yếu tố như lượng đường trong máu, thuốc và mức độ hoạt động của bạn. Ảnh: Boldsky.

Khi nào bạn nên ăn trái cây nếu bạn bị tiểu đường?

Thời điểm tiêu thụ trái cây có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào các yếu tố như lượng đường trong máu, thuốc và mức độ hoạt động của bạn.

Dưới đây là một số hướng dẫn chung để giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn. Thay vì ăn một lượng lớn trái cây cùng một lúc, hãy cân nhắc chia đều lượng trái cây ăn trong ngày. Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến lượng đường trong máu.

Kết hợp trái cây với nguồn protein và chất xơ có thể giúp ổn định lượng đường trong máu. Ví dụ, bạn có thể ăn một quả táo nhỏ với một nắm hạnh nhân.

Một số loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn những loại khác, nghĩa là chúng có tác động nhẹ hơn đến lượng đường trong máu. Các loại quả mọng, anh đào và táo là những ví dụ về trái cây có GI thấp.

Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để hiểu các loại trái cây khác nhau ảnh hưởng đến cá nhân bạn như thế nào. Ảnh: Boldsky.

Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để hiểu các loại trái cây khác nhau ảnh hưởng đến cá nhân bạn như thế nào. Ảnh: Boldsky.

Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để hiểu các loại trái cây khác nhau ảnh hưởng đến cá nhân bạn như thế nào. Điều này có thể giúp bạn đưa ra những lựa chọn phù hợp mà không làm bệnh tiểu đường của bạn trở nên trầm trọng hơn.

Chính vì vậy, không có yêu cầu nghiêm ngặt về thời gian ăn trái cây nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Điều quan trọng là điều độ, cân bằng và biết các loại trái cây khác nhau tác động đến lượng đường trong máu của bạn như thế nào để lựa chọn cho phù hợp.

https://www.boldsky.com/health/myths-vs-facts-if-you-have-diabetes-you-should-eat-fruit-1-2-hours-before-or-after-meals-149623.html?story=1

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm