Hình minh họa về loại robot tự động của Nga. Ảnh: RIA
Ông Rogozin cho biết các loại robot này có thể giúp sơ tán quân nhân và dân thường bị thương ra khỏi hiện trường vụ tấn công.
Một thiết bị chống khủng bố khác mà Nga đang phát triển bao gồm các hệ thống có thể phát hiện khủng bố xuyên qua các chướng ngại vật và chuyển sang chế độ 'đối đầu' với khủng bố từ xa mà không làm tổn thương tới các con tin.
Ông Rogozin không nói rõ khi nào thì thiết bị trên sẽ được an ninh và tình báo Nga triển khai.
Tuy nhiên, mục đích sử dụng của loại vũ khí này ở nhiều nước đang dấy lên nhiều câu hỏi lớn.
Cơ quan Giám sát Nhân quyền (HRW) đi xa hơn các nhà hoạch định chính sách khi lo ngại rằng vũ khí được gọi là 'robot sát thủ' này có thể lựa chọn và chốt các mục tiêu mà không có sự can thiệp của con người.
"Hiện nay chưa có các loại vũ khí hoàn toàn tự đông, nhưng chúng đang được một số quốc gia phát triển và các vũ khí hoàn toàn tự động đầu tiên đã được một số quân đội công nghệ cao triển khai.
Một số chuyên gia dự đoán rằng các vũ khí hoàn toàn tự động có thể được đưa vào ác chiến trong vòng 20-30 năm nữa" - HRW cho biết.
Vấn đề vũ khí hoàn toàn tự động còn gây nên lo ngại về tiêu chuẩn luật nhân đạo quốc tế. "Các loại vũ khí này sẽ không bị chế ngự bởi lòng trắc ẩn trong khi đây chính là yếu tố ngăn chặn việc giết hại những người dân thường" - HRW cảnh báo.
Bên cạnh đó, một câu hỏi khác được đặt ra với vũ khí hoàn toàn tự động là trách nhiệm giải trình vì chưa thể xác định được ai sẽ chịu trách nhiệm cho các hành động vi phạm pháp luật mà các vũ khí này có thể gây nên.
Theo Lê Thu (VNN / RIA)