Người dân và phép thử

Lý do đơn giản: “Hiện nay người dân ở chồng chéo, ở một nơi đi làm một nơi, đưa đón con đi học một nơi nên ngại đi xe buýt” và dĩ nhiên họ phải chọn phương tiện cá nhân”.

Có lẽ chưa có lĩnh vực nào có lắm “thí điểm” như giao thông Hà Nội, mà mới nhất là các biện pháp phân làn mang tính cưỡng chế gây ra khá nhiều tai nạn, song đã ngốn số tiền trên 1 triệu USD. Trước đó là việc thí điểm bịt ngã tư (rồi lại mở một số đoạn) cũng ngốn trên dưới 1 triệu USD; rồi việc mở “đảo” ở các ngã tư (sau lại dỡ), phân làn “mềm” (rồi lại xóa); cắm biển cấm (rồi lại nhổ); bố trí hầm đi bộ (rồi lại phải khóa) v.v…

Đáng nói ở chỗ, các “thí điểm” nói trên không chỉ gây tốn kém tiền của (tiền vay hoặc ngân sách chi ra) mà nó còn mang lại rất nhiều phiền toái cho những người tham gia giao thông, thậm chí có người dân phải trả giá bằng… thương tật suốt đời. Hơn thế, việc liên tục cho áp dụng các giải pháp giao thông dưới dạng “thí điểm” còn tạo ra một phong cách làm việc tùy tiện ở các công chức nhà nước, những người được giao quyền hành và tiêu xài tiến thuế.

Trở lại với đề xuất bố trí lệch giờ làm không phải bây giờ mới đặt ra mà từ lâu nhiều người đã hiến kế. Có khác là lần này nó gắn với thái độ quyết liệt và tâm huyết của “tư lệnh” mới, Bộ trưởng Đinh La Thăng và bước đi này cũng là tiếp nối nhiều hoạt động khác mang dấu ấn cá nhân ông. Chính vì thế dù rất chia sẻ với tâm huyết của bộ trưởng nhưng không thể không có những nghi ngại tương tự Thượng tá Ngọc, bởi rõ ràng đây là “phương trình” có nhiều “nghiệm số”.

Cụ thể, trước khi quyết định thí điểm bố trí lệch giờ làm của một số cơ quan, động tác đầu tiên là phải tiến hành khảo sát ở cơ quan đó bao nhiêu phần trăm cán bộ phải đưa con (hoặc thân nhân) đi học (đi làm) hằng ngày, việc này kéo dài bao lâu và hành trình của những người này ra sao?

Thứ hai trên cơ sở kết quả khảo sát một phải đồng thời tính toán số người đưa con đến trường công, số đưa đến trường bán công, số đưa đến trường… quốc tế mà có điều chỉnh giờ học ở các trường này một cách đồng thời (hiện nay trường quốc tế thường nhận, trả học sinh sớm hơn trường công từ 30 đến 60 phút) đối với ba loại trường.

Sau đó nữa mới là các biện pháp nâng cao chất lượng phương tiện công cộng, mở thêm bến bãi, đào tạo tài xế…

Một gói giải pháp đồng bộ trên các con số xác đáng sẽ tránh nhiều rủi ro, bởi người dân hiện chán từ “thí điểm” quá rồi…

VẠN BẢO

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm