Luật cư trú mới có hiệu lực với nhiều điểm mới trong quản lý cư trú. Đặc biệt là khi Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư đi vào vận hành thì các thủ tục hành chính cũng trở nên đơn giản hơn.
Vậy đối với những người hiện không có nơi thường trú, tạm trú (chẳng hạn như người sống lang thang cơ nhỡ hoặc vì lý do nào đó mà không có nơi thường trú, tạm trú) thì pháp luật quy định như thế nào?
Bạn đọc Vân Linh (TP.HCM)
Luật sư Đỗ Thanh Trung, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời:
Theo đó, tại Điều 4 Nghị định 62/2021 (có hiệu lực từ 1-7 vừa qua) đã hướng dẫn rõ về nơi cu trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú.
Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú đối với nhóm đối tượng trên cũng đã được quy định tại nghị định này. Theo đó, người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo ngay thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú đối với nhóm đối tượng trên cũng đã được quy định tại nghị định này. Theo đó, người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo ngay thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
Trường hợp qua kiểm tra, rà soát, cơ quan đăng ký cư trú phát hiện người thuộc trường hợp phải khai báo thông tin về cư trú thì có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu công dân đó thực hiện việc khai báo. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú yêu cầu công dân khai báo thông tin về cư trú, công dân phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký cư trú để thực hiện khai báo.
Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, xác minh thông tin nhân thân của công dân đã khai báo. Việc kiểm tra, xác minh có thể thông qua trao đổi, lấy thông tin từ cha, mẹ, anh, chị em ruột hoặc người thân thích khác của công dân; Hoặc có thể gửi văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin.
Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định thông tin chính xác thì công dân sẽ được cấp số định danh cá nhân (nếu công dân đó chưa có số định danh cá nhân). Đồng thời cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của công dân vào CSDL về cư trú và thông báo, cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.
Trường hợp thông tin khai báo chưa chính xác thì yêu cầu công dân khai báo lại.
Sau khi được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú, công dân có trách nhiệm đăng ký thường trú hoặc tạm trú ngay khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Cư trú.
UBND cấp xã căn cứ vào giấy xác nhận thông tin về cư trú của công dân và thông tin của công dân trên CSDLQG về dân cư tiến hành việc cập nhật thông tin về hộ tịch và cấp giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân theo thẩm quyền.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên đối với những người không có nơi thường trú, tạm trú cần liên lệ ngay với công an cấp xã nơi ở hiện tại để được hướng dẫn thực hiện. Việc này trước hết nhằm đảm bảo quyền lợi của công dân, đồng thời giúp việc quản lý nhân khẩu sát với thực tế khi thông tin của cá nhân được cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo Luật Cư trú 2020 (có hiệu lực từ 1-7 vừa qua), nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.
(PLO)- Để đăng ký thường trú, tạm trú được trên tàu, thuyền, công dân phải xin được giấy xác nhận đăng ký nơi thương xuyên đậu, đỗ của phương tiện.