Nhiều bước thay đổi diện mạo ngành giao thông TP.HCM

(PLO)- Sở GTVT TP.HCM đã đưa ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp nhằm thay đổi diện mạo, tạo bước đột phá cho hạ tầng giao thông, đô thị TP.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngành giao thông TP.HCM đã và đang triển khai nhiều công tác quan trọng, nhằm tạo sự đột phá trong năm 2023. Báo Pháp Luật TP.HCM đã phỏng vấn Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm về vấn đề này.

Nhiều nhiệm vụ trọng tâm

. Phóng viên: Thưa ông, Sở GTVT TP.HCM đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm nào trong năm 2023?

Ông Trần Quang Lâm
Ông Trần Quang Lâm

+ Ông Trần Quang Lâm: Sở GTVT sẽ phát huy, kế thừa những kết quả đạt được, khắc phục các tồn tại, hạn chế của năm 2022. Đồng thời ngành bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Thành ủy, Bộ GTVT, UBND TP và chủ đề năm 2023 của TP là “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội”.

Để tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, kế hoạch của năm 2023, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ VII (2021-2025) của Sở GTVT, sở đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Cụ thể, sở triển khai nhiệm vụ về cơ chế chính sách phát triển ngành; nhóm nhiệm vụ tổ chức khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy hiện hữu; nâng cao chất lượng dịch vụ giao thông vận tải (GTVT); phát triển giao thông công cộng có sức chở lớn, hạn chế xe cá nhân; triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2023 của TP.

Năm 2023, TP.HCM sẽ tập trung để hoàn thành dự án metro số 1. Ảnh: ĐT

Năm 2023, TP.HCM sẽ tập trung để hoàn thành dự án metro số 1. Ảnh: ĐT

. Các cơ chế chính sách phát triển, ngành giao thông TP sẽ được triển khai ra sao, thưa ông?

+ Nhóm nhiệm vụ về cơ chế chính sách phát triển ngành vô cùng quan trọng. Theo đó, Sở GTVT sẽ triển khai bài bản ba đề án quan trọng của ngành. Cụ thể, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2030; tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TP; thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển. Đây là các nhiệm vụ xuyên suốt hằng năm và cả giai đoạn 2020-2030.

Sở GTVT sẽ chủ động, phối hợp rà soát các quy hoạch, gồm: Quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành đối với các đồ án quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch chuyên ngành liên quan lĩnh vực giao thông.

Đồng thời, chủ động tham mưu cơ chế chỉ đạo kiểm tra và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm. Sở GTVT tổ chức khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy hiện hữu. Trong đó, duy tu thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa đảm bảo khai thác an toàn, đồng bộ. Song song đó là triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong quản lý và điều hành tổ chức giao thông đô thị.

Tăng cường vận tải hành khách công cộng

. Kết nối giao thông, phát triển giao thông công cộng có sức chở lớn cũng vô cùng quan trọng, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

+ Năm 2023, TP.HCM chú trọng phát triển giao thông công cộng có sức chở lớn, hạn chế xe cá nhân. Trong đó, TP triển khai các công việc chuẩn bị nhằm vận hành, khai thác hiệu quả tuyến metro số 1. Đồng thời, đưa ra giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức các tuyến xe buýt kết nối với nhà ga tuyến metro số 1. Sở GTVT cũng sẽ tiếp tục triển khai mở rộng vé điện tử (smartcard) cho hệ thống giao thông công cộng.

Đồng thời, ngành giao thông sẽ đánh giá, nghiên cứu mở rộng loại hình xe đạp công cộng trên địa bàn; tổ chức khai thác hiệu quả các bến xe khách trên địa bàn TP và triển khai các giải pháp hạn chế việc sử dụng giao thông cơ giới cá nhân.

Sở GtVT cũng chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ GTVT. Trong đó, sở sẽ mở rộng, cấu trúc mạng lưới tuyến xe buýt nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và kết nối đến các khu đô thị mới, khu công nghiệp, đầu mối giao thông, các đô thị vệ tinh, các tuyến vận tải khách khối lượng lớn (metro, BRT…), nâng cao chất lượng dịch vụ giao thông công cộng.

Cạnh đó, sở sẽ đề xuất đầu tư các bến thủy nội địa trên các tuyến đường thủy để phát huy hiệu quả vận tải hành khách kết hợp du lịch đường thủy; hình thành các tuyến đường thủy kết nối vùng như tuyến phà biển từ huyện Cần Giờ (TP.HCM) đi Vàm Láng, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang); tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch từ TP.HCM đi Côn Đảo và ngược lại…

. Thưa ông, đâu là những dự án giao thông làm thay đổi diện mạo giao thông TP trong giai đoạn từ nay đến năm 2025?

+ Giai đoạn 2021-2025 đánh dấu các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT khởi công và hoàn thành, tạo diện mạo mới cho giao thông TP và khu vực. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội TP, thay đổi diện mạo đô thị TP với những công trình nổi bật.

Trong giai đoạn này, TP sẽ hoàn thành tuyến metro số 1, đường vành đai 3 TP.HCM cũng cơ bản hoàn thành tuyến cao tốc, thông xe kỹ thuật. TP.HCM cũng sẽ khởi công các công trình, dự án trọng điểm liên kết vùng như khép kín đường vành đai 2, vành đai 4; cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, cảng biển, cảng thủy nội địa, tuyến metro số 2...

TP.HCM cũng hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT, kỳ vọng sẽ giải quyết ùn tắc giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, các cửa ngõ phía đông và phía nam TP.

Thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết: Trên cơ sở nguồn vốn trung hạn dự kiến được bổ sung và một số cơ chế đặc thù mà TP sẽ được áp dụng trong thời gian tới theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 31/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, sở sẽ tập trung tổ chức thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách, kết nối vùng. Điển hình như: Khép kín các đoạn đường vành đai 2; triển khai đường vành đai 4, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, cầu đường Bình Tiên; một số bến bãi, các cảng biển, cảng thủy nội địa.

Cạnh đó, sở tập trung cho các dự án đường sắt đô thị gắn với phát triển đô thị theo mô hình TOD như tuyến metro số 3a, metro số 4, metro số 5…

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giá vé máy bay tăng cao, du lịch gặp khó

Giá vé máy bay tăng cao, du lịch gặp khó

(PLO)- Giá vé máy bay tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại tour, trong khi không ít người dân quyết định không đi du lịch hoặc thay đổi hình thức di chuyển.

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

(PLO)- Từ ngày 16-3 đến nay, chỉ trong ba ngày, khu vực huyện Kon Plong đã xảy ra 12 trận động đất với độ lớn từ 2.6 đến 3.9 độ richter.