“Nếu bạn nhìn vào lần phóng trước và lượng chất nổ nó đưa vào quỹ đạo… tôi nghĩ sự gia tăng khối lượng đó là một điều quan trọng” - Reuters dẫn lời Trung tướng David Mann phát biểu tại một hội thảo trên đồi Capitol do Viện Hudson tổ chức.
Chú thích ảnh: Một tên lửa tầm xa của Triều Tiên được phóng vào không gian hồi 7-2-2016 (Ảnh: Reuters)
Ông nói thêm “ Bạn đưa một cái gì đó vào quỹ đạo ở bất kỳ thời điểm nào đều quan trọng”. Theo ông Mann, ông không cho rằng tên lửa của Triều Tiên truyền được tín hiệu như đã nói ở trên, nhưng điều đó cho thấy khả năng Triều Tiên đang cố vận dụng công nghệ tên lửa. Khả năng đó rõ ràng đáng quan ngại với các quốc gia trên thế giới về khả năng Triều Tiên đang phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục đạo (ICBM).
Ông cho rằng lượng chất nổ lần này lớn gần gấp đôi khối lượng Triều Tiên đã phóng lần trước hồi năm 2012.
Ngay lập tức Mỹ và Hàn Quốc nói rằng họ sẽ bắt đầu các cuộc đối thoại chính thức về việc triển khai hệ thống phòng thủ phức tạp cho khu vực cao trên mực nước biển ở trạm Mỹ (THAAD) tới bán đảo Triều Tiên “sớm nhất có thể.”
Trước đây, Hàn Quốc đã miễn cưỡng bắt đầu các cuộc đối thoại chính thức về hệ thống phòng thủ tên lửa Lockheed Martin Corp (LMT.N) vì lo lắng sẽ làm phật ý Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này vì điều đó có thể khiến khả năng phòng thủ chiến lược của Trung Quốc giảm đi tính hiệu quả.
Trung tướng David Mann cho biết chưa có kế hoạch cụ thể về thời điểm triển khai THAAD tới Hàn Quốc nhưng ông cho hay: “Tôi nghĩ cả hai chính phủ đều sắp bắt đầu các cuộc đối thoại về khả năng của THAAD và chúng tôi sẽ xem xét những chuyện xảy ra từ lúc đó”.
Hôm 10-2, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho hay kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa ở Hàn Quốc của Mỹ có thể làm dấy lên cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Bắc Á.