Hai vợ chồng anh Tuấn ngụ phường ở Hà Khánh (TP Hạ Long) dậy từ rất sớm tranh thủ vớt than trôi từ mỏ than Hòn Gai qua đoạn cầu Hóa Chất trước khi chạy ra sông Cửa Lục. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Hai người đàn ông này bị đầu nậu bắt buộc phải kéo máy hút đi đến khu vực đầu nguồn con kênh gần nơi khai thác mỏ của Công ty Than Hòn Gai để mót được nhiều hơn than trôi. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Chỉ một đoạn kênh khoảng 40 nhưng có nhiều máy hút đua nhau khai thác triệt để than trôi. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Một học sinh lớp 11 ở phường Hà Khánh tranh thủ đi làm thuê trước khi bước vào đầu năm học mới. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Chỉ với khoảng 15 ngàn đồng/giờ nhưng những thanh niên này phải làm việc cật lực nếu không sẽ bị thay thế bởi những người vì đầu nậu xem đây là cơ hội “hốt vàng đen” và nó chỉ có thể đến sau vài chục năm. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Dù là ở bất cứ dòng kênh nào người ta cũng dễ dàng nhận thấy những phận đời mưu sinh, lầm lũi sau lũ. Đôi vợ chồng này cho biết do quá già không được thuê đãi than nên hai người tìm một chỗ không thuộc đầu nậu quản lý để mót than. Họ cho biết những chiếc rổ, thúng than là kết quả lao động suốt buổi sáng. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Sau lũ con kênh này dẫn nước của Công ty Than Hà Tu đã được bồi lấp bởi than bùn và dòng nước đen ngòm chưa từng thấy suốt mấy chục năm qua. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Kênh Xi Măng (Hà Tu) nằm sát với cửa Vịnh Hạ Long sau lũ lịch sử bỗng dưng biến thành “đồng bằng” rộng lớn bởi than bùn, cát bồi lấp. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Rác thải, bùn đất và cát sau lũ sẽ là bài toán, thách thức cơ quan chức năng Vịnh Hạ Long khắc phục môi trường trở lại như cũ. Ảnh: ĐẶNG TRUNG