Nóng: Hai tàu chở dầu bị tấn công gần Iran

Hãng tin Reuters cho biết, một trong hai tàu bị nạn là tàu chở dầu Kokuka Courageous treo cờ Panama cùng 21 thủy thủ hôm 13-6 đã bị tấn công hai lần bằng ngư lôi khi đang trên đường tới Singapore.

Sau loạt đạn đầu tiên, tàu bốc cháy và ngọn lửa được dập tắt nhưng sau loạt đạn thứ hai, tàu bốc cháy mạnh hơn và mạn phải bị hư hại nghiêm trọng.

Hình ảnh về vụ tấn công hai tàu chở dầu ở vịnh Oman. Ảnh: IRIB NEWS

Tuyên bố trên trang web của Bernhard Schulte GmbH & Co KG, đơn vị chủ quản tàu Kokuka Courageous, thuộc Tập đoàn Schulte có trụ sở tại Hamburg, Đức, cho biết thủy thủ đoàn trên tàu đều an toàn, chỉ có một trường hợp thương tích nhẹ được báo cáo, theo tờ Bloomberg

Tàu tàu chở dầu còn lại là Front Altair, treo cờ Quần đảo Marshall đã phát tín hiệu cấp cứu về cảng Fujairah của Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE). Con tàu đang chở đầy dầu thô xuất phát từ thành phố Abu Dhabi, UAE và thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí Na Uy Frontline Ltd. Tàu Front Altair bốc cháy sau khi bị tấn công trực tiếp bằng ngư lôi song thuỷ thủ đoàn đã được giải cứu an toàn.

Theo tuyên bố của Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ hoạt động trong khu vưc vịnh Ba Tư, họ nhận được tín hiệu cầu cứu của hai tàu trên và đã tiến hành hỗ trợ giải cứu.

"Chúng tôi có biết về vụ tấn công vào hai tàu chở dầu ở vịnh Oman. Lực lượng hải quân Mỹ trong khu vực nhận được tín hiệu khẩn cấp lúc 6 giờ 12 phút sáng (giờ địa phương) và một cái khác vào lúc 7 giờ sáng. Tàu của chúng tôi đang hỗ trợ", trích tuyên bố Hạm đội 5. Một quan chức của Hạm đội cho biết đang tiến hành điều tra về vụ tấn công này.

Cơ quan Hoạt động Thương mại Hàng hải Anh (UKMTO) có liên kết với Hải quân Hoàng gia nước cũng thông báo đang điều tra sự việc và khuyến nghị các bên trong khu vưc "hết sức cẩn trọng". 

Tờ Bloomberg nhận định, nếu vụ tấn công được xác minh và có sự dính líu nào đó của Iran, việc này có thể làm phức tạp thêm căng thẳng giữa Tehran và Washington khi các nhóm tàu sân bay của Mỹ đang hoạt động ở Ấn Độ Dương từng tuyên bố sẵn sàng đáp trả bất kỳ biến cố nào trong khu vực. 

Ngoài ra, theo The Washington Post, sự việc xảy ra trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang thăm Iran nhằm làm giảm căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Tuy là một đồng minh chiến lược của Mỹ, nhưng Nhật Bản lâu nay luôn cố gắng một mối quan hệ ngoại giao và văn hoá tốt đẹp với Iran. Khoảng 80% lượng dầu nhập khẩu của Nhật đều đến từ khu vực Trung Đông.

Trước đó, hồi tháng 5-2019, bốn tàu chở dầu khác cũng đã bị tấn công gần vùng biển của UAE. UAE đổ lỗi cho một quốc gia giấu tên còn Mỹ cáo buộc Iran đứng sau vụ tấn công này. Tehran ngay lập tức phủ nhận.

Video: Cận cảnh tàu chở dầu của Mỹ bị phá hoại ở UAE
Video: Cận cảnh tàu chở dầu của Mỹ bị phá hoại ở UAE
(PLO)- Ba tàu chở dầu đến Mỹ, trong đó hai tàu thuộc Saudi Arabia và một tàu gắn cờ Na Uy đã bị hư hại trong một vụ tấn công được miêu tả là “có mục đích phá hoại” ngoài khơi bờ biển Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
REUTERS

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm