CEO THẾ HỆ CUỐI 8X - ĐẦU 9X - BÀI 6

Ông chủ ‘đế chế’ salon tóc

“Người ta chỉ thật sự thay đổi khi họ ở tận cùng của sự đau khổ. Lúc đó chỉ có lòng kiên trì mới giúp mình vượt qua được mọi thứ. Thật sự nhìn lại những gì đã trải qua, mình chỉ có thể nói rằng: “Thép đã tôi thế đấy và luôn kiên định với mục tiêu của mình!” - Nguyễn Văn Thảo, người sáng lập chuỗi salon tóc Thảo Tây, chia sẻ.

Không ngừng hy vọng

Sinh ra trong một gia đình nghèo tại một vùng quê thuộc tỉnh Hà Tĩnh, số phận của Thảo từ bé đã gắn với cuộc di chuyển để mưu sinh. Theo gia đình vào Đắk Lắk khi còn nhỏ lại phải nghỉ học từ khi mới là học sinh lớp 5. Chuỗi ngày thơ ấu của cậu bé Thảo là những chuỗi ngày cùng cha mẹ lên nương rẫy và đi làm thuê, làm mướn. Nếu tỉ phú da màu người Mỹ Chris Gardner nổi tiếng với câu chuyện không nhà cửa, không học hành, không mối quan hệ nhưng không điều gì ngăn cản được Gardner thực hiện ước mơ của mình thì câu chuyện lập nghiệp của chàng thanh niên trẻ Nguyễn Văn Thảo này cũng đầy những năm tháng “dữ dội”.

Từng chịu án tù treo với quá khứ bốc đồng của tuổi trẻ, bị làng xóm chê cười, bị bạn bè chế giễu nhưng điều làm Thảo canh cánh trong lòng và quyết định phải thay đổi bản thân đó là khi nhìn cha mẹ mình bị chính người trong dòng họ dè bỉu.

Năm 19 tuổi, Nguyễn văn Thảo vô Sài Gòn. Không người thân thích lại một thân một mình, trình độ không có, bằng cấp cũng không. Chỉ còn một lựa chọn duy nhất là làm thêm đủ thứ nghề để kiếm sống, miễn sao không để mình bị đói là được. Ý thức rõ nếu bản thân mình cứ mãi đi làm thuê thế này thì nuôi mình đủ ăn đã là may mắn lắm rồi, lấy đâu ra của dư để phụ giúp thêm cho cha mẹ nữa. Cái khó ló cái khôn, chợt nhớ ra mình có người quen ở Sài Gòn, thông qua họ Thảo được nhận vào học nghề cắt tóc.

“Lúc đó, không phải nghề học trong salon tóc hoành tráng như hiện nay đâu mà đó là căn phòng ẩm thấp hơn 30 m2 tại một con hẻm ở trung tâm TP. Mình còn nhớ rất rõ vì không có tiền để thuê nhà ở, mình đã xin chủ tiệm cho mình ở lại trông nom và ngủ trên chiếc ghế dài 1,2 m. Một công đôi việc, mình kiêm luôn nhiệm vụ trông xe cho mấy cậu sinh viên ở trọ phía trên gác” - Nguyễn Văn Thảo nhớ lại.

Sau sáu tháng, Thảo xin ra nghề và bắt đầu xin vào làm việc cho một cửa tiệm tóc gần đó. Lương 600.000 đồng/tháng. Thảo vẫn miệt mài vừa học vừa làm, may mắn được thầy giáo tận tình chỉ dạy nên không lâu sau đó tay nghề của anh được nâng cao.

Nguyễn Văn Thảo, chàng thanh niên nghèo ngày nào giờ đây đã trở thành “ông hoàng nghề tóc” và nắm trong tay năm hệ thống salon tóc lớn trên cả nước và hai viện đào tạo nghề tóc có tiếng ở Sài Gòn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Kiên trì chịu khổ để nuôi dưỡng ước mơ

Ngỡ rằng tương lai của Nguyễn Văn Thảo có chút điểm sáng khi đã có cái nghề trong tay. Cũng chính trong khoảng thời gian này, khoản lương ít ỏi đó lại phải gồng để lo cho người em trai xuống Sài Gòn học tập. Thế là ngày đi làm ở tiệm cắt tóc, tối Thảo tranh thủ ra khu phố Tây làm thêm phục vụ cốt để kiếm thêm thu nhập lo cho hai anh em.

Hỏi Thảo công việc “chạy sô” kín lịch thế, thời gian đâu Thảo nghỉ ngơi, Thảo chỉ cười và nói: “Một ngày mình ngủ được ba tiếng, cứ 7 giờ tối đi phục vụ đến 6 giờ sáng về, rồi 9 giờ sáng lại ra cửa tiệm… và cứ duy trì như vậy trong mấy tháng trời. “Người ta chỉ thật sự thay đổi khi họ ở tận cùng của sự đau khổ. Cái cảnh mà người thân đau ốm nhưng không có tiền để thuốc thang nó kinh khủng lắm. Thật sự lúc đó chỉ có lòng kiên trì và sự kiên định mới giúp mình vượt qua thôi”. Đó là lý do vì sao mình rất thích câu chuyện của những chú chim đại bàng. Đại bàng cũng chính là loài chim duy nhất thích giông bão, giông bão càng lớn nó càng muốn sải cánh để nhờ sức gió nâng mình bay cao hơn. Và đại bàng cũng chính là loài chim khi đã nhắm được con mồi thì chỉ kiên định cho mục tiêu đấy. Nên mình nghĩ muốn cuộc sống tốt hơn thì chẳng có gì khác ngoài kiên trì chịu khổ để nuôi dưỡng giấc mơ.

Vậy ý định xây dựng cho mình chuỗi salon tóc đến với Thảo như thế nào? Ngưng một chút, Thảo chia sẻ: “Lúc đó, ngành tóc ở Việt Nam mình còn ì ạch lắm nhưng ngành tóc thế giới đang phát triển mạnh. Chính điều đó đã khiến mình quyết tâm thay đổi, tuy không phải là người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề tóc nhưng mình vẫn ý thức được rằng muốn phát triển thì phải chấp nhận thay đổi. Vậy là trong số các bạn bè, ai mượn được tiền là mình đều mượn hết… gom hết cũng được đâu hơn 1.000 đôla. Thế là mình quyết tâm qua Singapore học nghề trong một tuần.

Điều kỳ lạ trưởng thành trong cơ cực, khi tìm một cái gì đó mà bạn yêu thích để làm trong cuộc đời, nó sẽ khiến bạn phấn khích đến nỗi chỉ chờ mặt trời lên để được ra khỏi giường và tiếp tục cuộc hành trình mình định sẵn. Chính những ngày gian khổ bên Singapore đã giúp Thảo nghiên cứu một loại dây buộc rất độc, sau này đem về nước phát triển thành công nghề nối tóc nổi tiếng với tên gọi Fiber Glass.

Từ một kẻ vô gia cư trở thành “ông hoàng nghề tóc”

Thảo chia sẻ: “Trong nghề làm đẹp, nếu mình không sáng tạo thì mình không thể phát triển được. Nếu mình chỉ chăm chăm vào cắt và tạo mẫu tóc, mình sẽ không giữ chân được nhiều khách hàng. Lúc đó mốt nối tóc bắt đầu rất thịnh và khá tiềm năng. Mình nhớ giá cho mỗi lần nối tóc thời đó khoảng 10 triệu đồng, trong khi với kỹ thuật mình đang nắm trong tay mình hoàn toàn có thể làm cho khách với giá từ 5 đến 6 triệu đồng. Hơn nữa, nhân viên đào tạo cho khâu này nhanh hơn nhiều so với đào tạo một nhân viên tạo mẫu tóc. Chỉ tiếc lúc đó mình chưa đủ điều kiện để mở một cửa tiệm”.

Năm 2012, nhận thấy thời cơ đã đến, Nguyễn Văn Thảo quyết định thuê một gian phòng nhỏ trong con hẻm ở quận 3 - đánh dấu nền tảng đầu tiên để hình thành nên chuỗi salon tóc như bây giờ. Với vốn đầu tư ban đầu là 5 triệu đồng từ tiền mà Thảo bán đi chiếc xe máy.

Sau sáu tháng đi vào hoạt động, kết quả kinh doanh khả quan đã giúp Nguyễn Văn Thảo có thêm những chi phí để đầu tư hoàn thiện hơn nữa các trang thiết bị nhằm đáp ứng được xu hướng tất yếu của nghề. Không dừng lại ở đó, tháng 9-2012, Nguyễn Văn Thảo quyết định mở một salon ngay mặt tiền đường lớn ở quận 1 và lần lượt chinh phục ra thị trường phía Bắc.

Sau 10 năm kiên định thực hiện giấc mơ. Chàng thanh niên nghèo ngày nào giờ đây đã trở thành “ông hoàng nghề tóc” và nắm trong tay năm hệ thống salon tóc lớn trên cả nước và hai viện đào tạo nghề tóc có tiếng ở Sài Gòn. Nhìn lại quãng đường đã qua, Thảo chia sẻ: “Mình đam mê công việc với nghề tóc. Mình học được trong lĩnh vực kinh doanh này nếu bạn có thể chứng minh hiểu biết và bản lĩnh của mình, không ai quan tâm đến trình độ, bằng cấp của bạn. Và đó là lý do mình gắn mình với nghề tóc đến ngày nay. Đó là lĩnh vực cho mình tự tin phát triển chính bản thân”.

Tôi nói thêm Thảo là một người suy nghĩ rất khác biệt. Tại sao chị lại nói thế? Vì tôi thấy bạn không bao giờ quên bạn đã đến từ đâu. Thảo từ tốn đáp: “Từ những ngày đen tối nhất cuộc đời mình, mình luôn sẵn sàng cho đi. Có hai từ mà mình luôn ghi nhớ đó là: Thép đã tôi thế đấy và hoài bão. Vì mình không được học hành đến nơi đến chốn nên mình phải tạo ra giá trị cho xã hội để trả ơn”.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…
John McCain, người bắc cầu quan hệ Việt-Mỹ

John McCain, người bắc cầu quan hệ Việt-Mỹ

(PL)- Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, biểu tượng quan hệ Việt-Mỹ, vừa qua đời ở tuổi 81 vì ung thư não, để lại bao thương tiếc cho không chỉ người Mỹ và người Việt.