Thầy Park phải xây dựng kế hoạch không có Văn Lâm
Tổng thư ký VFF - ông Lê Hoài Anh nhấn mạnh: HLV Park Hang-seo buộc phải lên phương án không có thủ môn Đặng Văn Lâm đối với quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2020 diễn ra vào cuối năm.
Thủ môn Văn Lâm "mắc kẹt" tại Thai-Leegue... ẢNH: ANH PHƯƠNG
Tiết lộ của VFF hoàn toàn phù hợp với đội tuyển Việt Nam, đặt trong bối cảnh Thai-League mới tuyên bố tái khởi động vào tháng 9 và kéo dài đến tháng 5-2021. Động thái khiến thầy Park nhiều khả năng không có sự phục vụ của thủ môn số 1 đội tuyển Văn Lâm, do cầu thủ này đang thuộc biên chế CLB Muangthong United.
Thời điểm diễn ra AFF Cup vào tháng 11-2020 còn xa nên cũng chưa thể chắc chắn điều gì. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn cũng lường trước được điều này: “Thai-League đấu lại vào tháng 9 nên chúng ta cần phòng hờ trường hợp Muangthong United không trả Văn Lâm về đội tuyển. Chúng ta không thể nhờ can thiệp, bởi AFF Cup không thuộc hệ thống thi đấu của bóng đá thế giới”.
... buộc ông Park phải nghĩ cách thay thế anh trong khung thành đội tuyển Việt Nam. ẢNH: ANH PHƯƠNG
Để đối phó với phương án không có Văn Lâm, thầy Park có thể bắt đầu từ các thủ môn khác như Trần Nguyên Mạnh (Viettel), Bùi Tiến Dũng (CLB TP.HCM), Nguyễn Văn Toản (Hải Phòng) hoặc hoàn tất thủ tục nhập tịch cho thủ môn Việt kiều Filip Nguyễn. Khó khăn đối với trường hợp của Filip Nguyễn do anh chưa có thẻ thường trú, điều kiện bắt buộc để nhập quốc tịch Việt Nam theo luật định.
Djokovic và Federer, Nadal đi đầu trong việc đóng góp gây quỹ giúp quần vợt thế giới. ẢNH: GETTY
Vì sao Djokovic vận động quyên góp giúp đồng nghiệp có thứ hạng thấp?
Tay vợt Novak Djokovic đã kêu gọi thế giới quần vợt đóng góp vào quỹ cứu trợ những VĐV đang gặp khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và khẳng định các tay vợt hạng thấp sẽ không bị lãng quên.
ATP Tour (giải đấu của nam), ban điều hành giải đấu nữ WTA đang cùng với Liên đoàn Quần vợt Quốc tế và nhà tổ chức của bốn giải Grand Slam chung tay gây quỹ để giúp các tay vợt bị ảnh hưởng bởi việc nghỉ thi đấu.
Mùa giải của quần vợt đã tạm hoãn vào tháng 3 do đại dịch COVID-19, và việc ngừng hoạt động (có thể kéo dài ít nhất cho đến giữa tháng 7) có thể khiến các tay vợt thấp hạng giải nghệ khi mà cơ hội bám nghề của họ phụ thuộc vào các giải đấu.
Sau khi thảo luận với các thành viên Hiệp hội VĐV ATP gồm Roger Federer và Rafa Nadal, người đứng đầu hiệp hội Djokovic đã đề xuất một mô hình nói trên.
Quỹ hỗ trợ dự kiến giúp đỡ các tay vợt có thứ hạng thấp cùng vượt qua đại dịch COVID-19. ẢNH: REUTERS
Tay vợt số 1 thế giới có cuộc trò chuyện trên Instagram với Fabio Fognini hôm 21-4: “Tôi thực sự vinh dự khi có thể sử dụng ảnh hưởng của mình, nâng cao nhận thức với những đồng nghiệp đang gặp khó khăn. Cá nhân tôi, tiền thưởng giúp tôi đủ sức để sống thêm nhiều năm nữa mà không cần chơi tennis. Tôi hiểu rằng sẽ có nhận thức khác biệt về ý kiến này. Vậy nên tôi mời bất cứ ai yêu thích quần vợt, những người muốn quần vợt tồn tại đến để quyên góp”.
Djokovic không muốn tiết lộ quy mô của quỹ trước khi một thông báo chính thức được đưa ra. Tuy nhiên, ước tính vài triệu USD sẽ được huy động.
Trong làng thể thao thế giới, quần vợt là một môn sinh lợi cho những VĐV đỉnh cao nhưng những tay vợt có thứ hạng thấp thường phải vật lộn để kiếm tiền.
Sau 17 chức vô địch Grand Slam, Djokovic hiện 32 tuổi đã kiếm được 144 triệu USD tiền thưởng suốt sự nghiệp. Anh tiết lộ rằng đã nghe nhiều người đồng nghiệp dự tính từ bỏ quần vợt do ảnh hưởng của COVID-19.