5 người trong vụ cưa gỗ khô và luật sư nói gì về kháng nghị của VKS?
NGÂN NGA
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
Ngày 17-3, VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng đã ban hành kháng nghị giám đốc thẩm bản án hình sự sơ thẩm số 38/2017/HSST ngày 27-9-2017 của TAND huyện Đăk Hà và bản án hình sự phúc thẩm số 15/2019/HSPT ngày 12-8-2019 của TAND tỉnh Kon Tum theo thủ tục giám đốc thẩm. Đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật. Đây là những bản án đã kết tội năm người cưa gỗ trắc chết khô về tội trộm cắp tài sản.
Hôm nay (22-3), anh Nguyễn Văn Bảy người từng bị TAND tỉnh Kon Tum kết tội trộm cắp tài sản do có hành vi cưa cây gỗ trắc chết khô ở rừng đặc dụng Đăk Uy (PLO gọi là cưa gỗ khô) đã nhận được quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng.
“Tôi rất mừng nhưng cũng chưa biết như thế nào về kết quả sắp tới đây? Từ trước đến nay, tôi chưa thấy toà nào xử hành vi tương tự như chúng tôi ở tội trộm cắp tài sản cả. Việc toà tỉnh Kon Tum kết án chúng tôi như vậy đã gây ra rất nhiều hệ luỵ cho gia đình chúng tôi”, anh Bảy bày tỏ.
Anh Bảy cho biết, ai thuê làm gì thì làm đó để kiếm tiền nuôi hai con nhỏ và cũng để có tiền đặng gửi đơn thư từ đi kêu oan. Anh Bảy biết việc vào rừng cưa gỗ chết khô là sai nhưng cái sai này bị đẩy lên cao tới mức hình sự nhưng lại không đúng tội danh làm cho anh rất đau lòng. Vừa rồi anh gửi hồ sơ xin việc vào một nhà máy nhưng lại bị từ chối vì đã bị kết án tội trộm cắp tài sản.
“Cuộc sống của chúng tôi giờ khó khăn rất nhiều, ai có tiền thì góp vài ba trăm ngàn để đi gửi đơn, ai không có thì khỏi góp. Đau lòng nhất là trường hợp của anh Lê Quốc Khánh sau khi ra tù đã phải bán cả nhà và rẫy để trả nợ cho ngân hàng rồi ra ngoài ở thuê”, anh Bảy nghẹn lời.
Anh Phan Tiến Dũng cho biết anh hy vọng sắp tới đây toà cấp cao làm đúng theo quy định pháp luật. Anh Dũng sau khi ra tù đã bị cơ quan cho nghỉ việc, hiện anh đã đi làm thuê cho mấy người bạn cách nhà 70km. Lúc nào xin nghỉ việc được anh lại khăn gói đi ra Đà Nẵng và Hà Nội kêu oan.
Luật sư-TS Nguyễn Thị Kim Vinh (Nguyên Thẩm phán TAND Tối cao), Luật sư Vũ Phi Long (Nguyên Phó Chánh toà Hình sự TAND TP.HCM), Luật sư Nguyễn Thành Công, Luật sư Lê Văn Hoan (cùng Đoàn Luật sư TP.HCM) và Luật sư Trần Cao Đại Kỳ Quân (Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai) cùng bảo vệ cho năm bị cáo trước đây tỏ ra vô cùng vui mừng với quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng.
“Bản án phúc thẩm lần ba của TAND tỉnh Kon Tum tuyên các bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản đã kéo dài gần ba năm nay, đã có những lúc tôi tưởng như vụ này đã an bày rồi. Chính kháng nghị của VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng là căn cứ khơi dậy cho chúng tôi về niềm tin công lý về sự đúng đắng của pháp luật Việt Nam”, Luật sư Công nói.
Các bị cáo và gia đình khóc nức nở khi bị TAND tỉnh Kon Tum xét xử phúc thẩm lần ba kết tội trộm cắp tài sản vào năm 2019. Ảnh: NGÂN NGA
Theo các Luật sư, những vấn đề mà Viện đưa ra, các Luật sư đã từng đấu tranh quyết liệt tại các phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm ở Kon Tum. Ngay cả chính bản án phúc thẩm lần hai TAND tỉnh Kon Tum tuyên các bị cáo không phạm tội, toà cũng viện dẫn đầy đủ và áp dụng đúng quy định pháp luật.
Các Luật sư cho biết sẽ tiếp tục gửi đơn tới TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị được tham gia phiên toà giám đốc thẩm tới đây để trình bày cho toà đầy đủ và chi tiết nhất về những quy định pháp luật. Bởi đây không phải chỉ đơn thuần đấu tranh kêu oan cho năm công dân mà cao hơn nữa là công lý không thể mất đi. Không thể thấy những công dân này không đủ căn cứ xử lý hình sự ở hành vi khai thác trái phép thì quy khúc gỗ chết khô ra tiền để kết tội họ vào tội trộm cắp tài sản.
PLO từng nhiều lần phản ánh, anh Phan Tiến Dũng là kiểm lâm. Tháng 4-2016, anh Lê Quốc Khánh xin anh Dũng vào rừng Đăk Uy cưa cây gỗ trắc chết khô. Cả nể vì anh Khánh thường tìm thuê người làm cà phê giúp, anh Dũng đồng ý. Hôm sau, anh Khánh cùng ba người khác vào rừng cưa cây gỗ trắc chết khô thì bị phát hiện. Khúc gỗ các bị cáo lấy là 0,123 m3 (trị giá hơn 19 triệu đồng).
Tháng 9-2016, TAND huyện Đăk Hà phạt năm bị cáo 12-15 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Sau đó, TAND tỉnh Kon Tum xử hủy bản án này. Tháng 9-2017, TAND huyện Đăk Hà xử sơ thẩm (lần hai) vẫn phạt các bị cáo 11-14 tháng tù.
Sau đó các bị cáo kháng cáo kêu oan cho rằng hành vi của mình chưa tới mức bị xử lý hình sự mà chỉ có thể xử phạt hành chính. Việc toà kết tội trộm cắp tài sản là làm oan cho các bị cáo.
Tháng 6-2018, TAND tỉnh Kon Tum xử phúc thẩm (lần hai) đã tuyên cả năm bị cáo không phạm tội.
Sau đó, TAND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, yêu cầu TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xử giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án phúc thẩm từng tuyên không phạm tội, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Nội dung kháng nghị này không nêu ra được những căn cứ pháp lý để xử các bị cáo về tội trộm cắp tài sản. Dù vậy TAND Cấp cao tại Đà Nẵng vẫn tuyên huỷ bản án phúc thẩm lần hai của TAND tỉnh Kon Tum.
Xét xử phúc thẩm lần 3, TAND tỉnh Kon Tum đã tuyên các bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản.
Ngày 17-3, VKSND Cấp cao tại Đã Nẵng đã kháng nghị giám đốc thẩm. Theo kháng nghị, các bị cáo có hành vi khai thác trái phép cây rừng, có dấu hiệu vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và phải bị xử lý về các tội vi phạm trật tự quản lý, bảo vệ rừng, bình đẳng như những người khác, không thể xử lý về tội “Trộm cắp tài sản" là một tội phạm xâm phạm sở hữu.
Việc quy thành tiền và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo về tội “Trộm cắp tài sản" là không đúng bản chất, sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, gây bất lợi cho các bị cáo.
(PLO)- Việc quy thành tiền và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo về tội trộm cắp tài sản là không đúng bản chất, sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, gây bất lợi cho các bị cáo.
(PLO)- Công an tỉnh Lâm Đồng đang điều tra vụ người đàn ông nhảy cầu tại chợ Đà Lạt, thông tin ban đầu nghi do người này buồn bã sau khi bị hack tài khoản ngân hàng mất 2 tỉ đồng.
(PLO)- Động đất Myanmar: Chạy đua cứu người khi 'cánh cửa vàng' khép lại; Việt Nam cùng quốc tế chung tay hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất; Tạm giữ tài xế vụ xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc; Cặp đôi nhiều lần trộm tiêu của người dân đang phơi đem bán; Bắt tài xế dùng gậy bóng chày đánh người chở bé gái đi học ở Bình Dương.
(PLO)- Tại phiên toà, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình và đồng ý với tội danh mà VKS truy tố; tuy nhiên một số bị cáo cho rằng số tiền mà cáo trạng nêu chưa chính xác.
(PLO)- Bản án sơ thẩm buộc bà Trương Mỹ Lan phải khắc phục hơn 30.000 tỉ đồng cho bị hại và người liên quan. Hiện, trái chủ đã kê khai thông tin và mong chờ sớm được thi hành án.
(PLO)- Trần Thị Bé Mười và Nguyễn Văn Thành hoạt động trước cổng bệnh viện Từ Dũ để tìm kiếm, kết nối người có nhu cầu cho và nhận trẻ sơ sinh để hưởng lợi.
(PLO)- Bộ Công an được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan chịu trách nhiệm toàn diện về tiến độ, nội dung, chất lượng của dự thảo các phần, chương trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
(PLO)- Theo quy định pháp luật, người thực hiện hoạt động livestream nói riêng và các hoạt động khác trên mạng xã hội nói chung phải chịu trách nhiệm về những thông tin đã cung cấp.
(PLO)- Cựu Tổng giám đốc VEAM Phan Phạm Hà lợi dụng chức vụ quyền hạn chỉ đạo cấp dưới hợp thức thanh toán chi phí, kê tăng khống giá trị hợp đồng, sử dụng hóa đơn GTGT khống.
(PLO)- Bạn nhậu ném bỏ mồi nhậu là đầu cá lóc, Minh tức giận đuổi về nhưng bạn nhậu không về. Trong cơn nóng giận Minh dùng lá chuối khô đốt bạn nhậu dẫn đến tử vong.
(PLO)- Trong quá trình làm chủ hụi, bị cáo Thương đã lấy danh của cha ruột để tạo lòng tin với các hụi viên, chủ yếu là người thân và người quen biết trong địa phương.
(PLO)- Tại phiên xét xử phúc thẩm, 12 bị cáo trong đường dây hút cát lậu trên biển Cồn Ngựa đã thừa nhận hành vi phạm tội và chỉ xin giảm nhẹ hình phạt.
(PLO)- Nhóm bị cáo "bảo kê" xe quá tải bị đưa ra xét xử về hai tội là môi giới hối lộ và lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.