Phát hiện hóa thạch của loài khủng long ăn thịt lớn nhất từng được ghi nhận trên thế giới

(PLO)- Một nhóm nhà cổ sinh vật học Argentina đã tìm thấy hóa thạch của loài khủng long lớn nhất thế giới thuộc họ chim có tên là Maip macrothorax, dài từ 9 đến 10 mét.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Một nhóm nhà cổ sinh vật học người Argentina đã tìm thấy hóa thạch của loài khủng long lớn nhất thuộc họ chim ăn thịt từng được ghi nhận trên thế giới khi đang khai quật ở khu vực Patagonia ở Nam Mỹ, hãng Reuters đưa tin hôm 28-4.

Những mẫu xương hóa thạch của Maip macrothorax, loài khủng long ăn thịt sống ở vùng Patagonia của Argentina, được trưng bày trong Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia vào ngày 27-4. Ảnh: REUTERS

Những mẫu xương hóa thạch của Maip macrothorax, loài khủng long ăn thịt sống ở vùng Patagonia của Argentina, được trưng bày trong Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia vào ngày 27-4. Ảnh: REUTERS

Một trong những nhà khoa học tham gia cuộc khai quật, ông Mauro Aranciaga Rolando cho biết hóa thạch mà nhóm tìm được thuộc về một loài khủng long mới có tên là Maip macrothorax, dài từ 9 đến 10 mét.

"Con vật này có kích thước rất lớn và chúng tôi đã có thể thu hồi rất nhiều mẫu hóa thạch của nó" - ông Rolando cho biết hôm 27-4 trong buổi trưng bày những hóa hạch mà họ tìm được tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia ở thủ đô Buenos Aires.

Nhóm các nhà cổ sinh vật học chụp hình bên cạnh những mẫu hóa thạch của loài khủng long Maip macrothorax tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia ở Buenos Aires, ngày 27-4. Ảnh: REUTERS

Nhóm các nhà cổ sinh vật học chụp hình bên cạnh những mẫu hóa thạch của loài khủng long Maip macrothorax tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia ở Buenos Aires, ngày 27-4. Ảnh: REUTERS

Loài khủng long ăn thịt Maip macrothorax được cho là đã sinh sống ở khu vực ngày nay là mũi phía nam của Argentina cách đây 70 triệu năm vào kỷ Phấn trắng, bắt đầu từ khi kết thúc kỷ Jura khoảng 145 triệu năm trước cho đến khi bắt đầu kỷ Cổ Cận vào khoảng 66 triệu năm trước đây.

“Đây là loài khủng long có bộ xương linh hoạt, chiếc đuôi dài cho phép chúng di chuyển và giữ thăng bằng, chiếc cổ dài và hộp sọ thuôn dài với hơn 60 chiếc răng nhỏ, các chi của chúng có đầu nhọn vốn là vũ khí nguy hiểm nhất của loài khủng long này” - ông Rolando chia sẻ.

Những mẫu xương hóa thạch của Maip macrothorax, loài khủng long ăn thịt sống ở vùng Patagonia của Argentina, được trưng bày trong Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia vào ngày 27-4. Ảnh: REUTERS

Những mẫu xương hóa thạch của Maip macrothorax, loài khủng long ăn thịt sống ở vùng Patagonia của Argentina, được trưng bày trong Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia vào ngày 27-4. Ảnh: REUTERS

Theo Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Argentina, những mẫu hóa thạch đầu tiên được tìm thấy vào tháng 3-2019 ở tỉnh Santa Cruz. Bên cạnh nhóm các nhà cổ sinh vật học Argentina, 2 nhà khoa học Nhật Bản cũng tham gia chuyến khai quật này.

Tuy nhiên, do đại dịch bùng phát nên sau đó các nhà cổ sinh vật học phải tiến hành quá trình nghiên cứu hóa thạch tại nhà.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm