Bộ phim Kong: the skull Island ra mắt trong những ngày vừa qua không chỉ làm mãn nhãn khán giả Việt Nam và quốc tế do kỷ xảo và bối cảnh quay tuyệt đẹp. Điều này sẽ góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam với thế giới.
Nhiều công ty du lịch đã tung tour đến các địa điểm quay trong phim. Tuy nhiên, một số công ty du lịch cho biết các địa phương cần quảng bá nhiều hơn, cơ sở hạ tầng dịch vụ phải nâng cấp hơn…
Vậy hiệu ứng từ phim Kong có giúp cho du lịch Việt Nam cất cánh cao hơn không?
Du lịch chớp cơ hội từ Kong
Trước đây Việt Nam đã bỏ qua các cơ hội lớn trong khai thác điểm đến du lịch qua các bộ phim. Chẳng hạn như phim Trời & Đất của đạo diễn Olive Stone xin quay ở Việt Nam nhưng vì một vài lí do nên ê kíp của phim này phải sang Thái Lan quay với bối cảnh giả của Việt Nam.
Hay như phim điệp viên Jame Bond 007 “Ngày Mai Không Tàn Lụi”xin quay bối cảnh Vịnh Hạ Long, cũng chỉ vì những thủ tục hành chính cứng nhắc…Cuối cùng đoàn làm phim này cũng chuyển sang quay tại Phu Ketđã tạo ra làn sóng du lịch cho Thái Lan.
Những bộ phim ít ỏi là Người Tình, Đông Dương với các cảnh quay được làm ở Việt Nam đã được khai thác tốt để thu hút khách du lịch.
Hollywood trong những năm gần đây xem Việt Nam là mảnh đất tiềm năng. Hiện nay phim Kong đã công chiếu tại Việt Nam nhưng theo tôi ngành du lịch và địa phương vẫn chưa có động thái quảng bá thu hút khách du lịch hiệu quả.
Qua việc tham gia các dự án tư vấn du lịch, tôi cảm thấy lãnh đạo các tỉnh vẫn còn chưa sáng tạo và chủ động, “hát theo bài hát” của Tổng cục du lịch dù vừa rồi Tổng cục có một bước đi rất hay là bổ nhiệm đạo diễn phim là đại sứ du lịch tạo sự hồ hởi trong lòng du khách.
Nhưng bước tiếp theo là đề xuất đặt Kong ngay tại hồ Hoàn Kiếm lại làm giảm đi sự hào hứng đó.Quan trọng hơn là địa phương cần cởi mở, nắm bắt cơ hội chứ không phải thụ động hay làm khó doanh nghiệp.
Ngành du lịch cần làm gì?
Do đó, để làm hiệu quả ngành du lịch cần phải có tư duy chuẩn mực đột phá và đúng mục tiêu. Cụ thể là có thể tái hiện mô hình ngay tại hiện trường như Tràng An và Sơn Đoòng để có ấn tượng sống động. Như vậy khi du khách khi đến tham quan vẫn có thể nhìn thấy một bối ảnh quy mô nhỏ được tái hiện như mô hình kinh doanh của phim trường Universal…
Hiện ngành du lịch đã làm được 30%, để thu hút khách mạnh mẽ thì 70% còn lại phát triển câu chuyện về Kong như thế nào và những sự lôi cuốn tiếp sau. Có thể tham khảo phim trường Universal Hollywood tái hiện lại các cảnh quay và mô hình, cũng như hậu kỳ để thu hút du khách ngay tại hiện trường.
Cần thiết tổ chức hội thảo du lịch với sự có mặt của đạo diễn phim. Thiết nghĩ Tổng cục du lịch nhân dịp này nên tổ chức hội thảo “di sản Việt Nam dưới góc nhìn điện ảnh, góc nhìn văn hóa di sản và góc nhìn du lịch”.
Phải có sự kết nối với các doanh nghiệp làm dịch vụ điện ảnh và dịch vụ du lịch. Ví dụ hãng lữ hành Oxalic (Quảng Bình) có thể dựng lại một đoạn phim Kong để làm nội dung cho các Tour khám phá hang Sơn Đoòng, cùng với những món quà lưu niệm (Áo thun, Ly tách) mang hình ảnh của Kong…
Một đơn vị lữ hành nào đó cũng có thể mua thương quyền hình ảnh Kong rồi in trên áo mũ, ly tách…thì có thể thu về cả chục triệu USD như cách làm của Hollywood, Las Vegas.
Thương hiệu Kong không chỉ khai thác điện ảnh mà cần phải sân khấu hóa biến thể thành nhiều sản phẩm. Như với tác phẩm Tấm Cám đã có DN bàn phương án mua bản quyền chuyển thể sân khấu nhạc nước (với 1.200 chỗ ở Phan Thiết) để chuyển thành tác phẩm sân khấu Broadway… Thông qua đây để thấy Kong cũng có thể làm tương tương tự như vậy.
Cần đến gõ cửa Hollywood
Gần đây Mỹ khai thác hình ảnh văn hóa Trung Hoa khởi động là phim Kungfu Panda rất thành công. Tết 2016 vừa qua tại New York, chương trình ShenYun làm mưa làm gió ở Lincoln Center.
Việt Nam có thể mời Hollywood làm phim về Trận chiến Bạch Đằng (chẳng hạn) thì cả thế giới sẽ rất ngưỡng mộ. Nếu cả Sài Gòn được khai thác về hình ảnh Hòn Ngọc Viễn Đông tiếp theo chủ đề tương tự như phim “Người Tình” thì cả thế giới nhất là Châu Âu đều chìm đắm trong sự lãng mạn của mình xưa kia. Chỉ với ngân sách cỡ chục triệu USD các nhà đầu tư đã tái hiện tròn trịa về hình ảnh đấy.
Một năm Việt Nam hợp tác vài dự án như thế thì ngành điện ảnh trở thành công nghiệp mũi nhọn kéo theo các chuỗi giá trị sáng tạo, dịch vụ và du lịch giống như Hàn Quốc đã làm cách đây 20 năm…
Vấn để là Việt Nam phải đến Hollywood quảng bá và mời gọi hợp tác với nhiều đề tài và di sản hấp dẫn chứ không nên ngồi ở nhà chờ đợi họ đến, tìm đến mình là điều không nên.
Ngay cả Cục điện ảnh họ chỉ làm hoạt động quảng bá trong khi đáng ra phải tổ chức các hội thảo, kêu gọi sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp sáng tạo như công ty của Ngô Thanh Vân, Johnny Trí Nguyễn hay Fan Yang... Khi đây là nhà sản xuất bộ phim Tấm Cám không thua gì King Kong dù quy mô không bằng. Ê-kip này có những hiểu biết về việc thâm nhập thị trường Hollywood để quảng bá…
Thị trường tỉ đô Thị trường bán lẻ chiếu phim ở Việt Nam với doanh thu cả tỉ USD/năm (trong khi lúa gạo, cà phê doanh thu cả năm cũng chỉ vài tỷ USD). Nhưng tương lai ngành văn hóa điện ảnh và du lịch là ngành vẫn còn mức tăng trưởng rất cao nhiều tỷ USD nếu có thể còn vươn ra thị trường dòng chính (tiếng Anh) của thế giới (giống như Hàn Quốc). |
Chuyên gia Thương hiệu Võ Văn Quang có trên 25 năm kinh nghiệm marketing quốc tế và tại Việt Nam. Là tác giả của mô hình tiên tiến 7P Marketing và 10 mô hình Brand Marketing, đã được mời huấn luyện marketing chiến lược cho nhiều công ty và tập đoàn... Ông cũng là tác giả của thương hiệu du lịch TP HCM ‘Vibrant Hochiminh City’… |