Hậu Giang lấy ý kiến các Bộ ngành về kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh

(PLO)- Theo bản dự thảo Kế hoạch, UBND tỉnh Hậu Giang cho biết tỉnh sẽ triển khai các dự án đầu tư theo định hướng quy hoạch theo bốn vùng và hai hành lang kinh tế.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

UBND tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành Trung ương đề nghị tham gia góp ý dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo bản dự thảo Kế hoạch, UBND tỉnh Hậu Giang cho biết tỉnh sẽ triển khai các dự án đầu tư theo định hướng quy hoạch theo bốn vùng và hai hành lang kinh tế. Cụ thể, vùng trung tâm, gồm TP Vị Thanh và huyện Vị Thủy, tổ chức các hoạt động đô thị, du lịch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, TP Vị Thanh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.

Hậu Giang lấy ý kiến các Bộ ngành về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh
Theo bản dự thảo Kế hoạch, UBND tỉnh Hậu Giang cho biết tỉnh sẽ triển khai các dự án đầu tư theo định hướng quy hoạch theo bốn vùng và hai hành lang kinh tế. Ảnh: BT

Vùng thứ hai là vùng Đô thị - Công nghiệp, gồm huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, đây là vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tổ chức các hoạt động công nghiệp, đô thị, logistics và du lịch.

Vùng thứ ba là vùng Công nghiệp - Du lịch sinh thái, gồm TP Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp, tổ chức các hoạt động công nghiệp, đô thị, du lịch và nông nghiệp sinh thái.

Vùng thứ tư là vùng Đô thị - Nông nghiệp sinh thái, gồm thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ, tổ chức hoạt động phát triển nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, đô thị và du lịch.

Cạnh đó, Hậu Giang còn phát triển hai hành lang kinh tế, tổ chức hoạt động công nghiệp, đô thị và logistics. Hai hành lang này được xác định theo các hai tuyến cao tốc trục dọc và trục ngang, đó là cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Về các dự án đầu tư công, Hậu Giang xác định sẽ ưu tiên các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, phục vụ phát triển công nghiệp và dịch vụ logistics trên địa bàn hai huyện Châu Thành và Châu Thành A và các dự án theo hai hành lang kinh tế.

Cạnh đó, tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, đê điều, cấp nước, thoát nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

“Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực phúc lợi xã hội khác.Tăng cường hợp tác công - tư (PPP) trên cơ sở cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Xây dựng chính sách đột phá để phát triển hạ tầng chiến lược, tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp FDI” - bản dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thể hiện.

Hậu Giang cần huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 330.000 tỉ đồng.

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng bình quân GRDP là 8,7%/năm trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030, Hậu Giang xác định cần huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 330.000 tỉ đồng.

Trong đó, vốn nhà nước khoảng 73.440 tỉ đồng, vốn khu vực ngoài nhà nước khoảng 252.760 tỉ đồng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khoảng 3.800 tỉ đồng.

Đối với số vốn khu vực ngoài nhà nước, Hậu Giang dự kiến giai đoạn 2026-2030 sẽ khoảng 177.750 tỉ đồng, do tỉnh thu hút đầu tư bảy khu công nghiệp với diện tích hơn 1.740 ha và bảy cụm công nghiệp với diện tích khoảng 261,5 ha; cùng các dự án dự án phát triển đô thị, dự án hạ tầng du lịch, các dự án thuộc các lĩnh vực khác.

Đối với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Hậu Giang dự kiến giai đoạn 2026-2030 sẽ đạt khoảng 2.550 tỉ đồng, do tỉnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm