Nông dân tỉnh Hậu Giang phấn khởi với phương pháp canh tác lúa thông minh

(PLO)- Theo đánh giá bước đầu ở tỉnh Hậu Giang, phương pháp canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ đã làm giảm chi phí đầu vào khá nhiều, sản phẩm đầu ra được nâng lên.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 3-7, hợp tác xã Tân Long ( xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), tổ chức thu hoạch ruộng mẫu canh tác theo phương pháp canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ (AWD).

Nông dân tỉnh Hậu Giang phấn khởi với phương pháp canh tác lúa thông minh
Ruộng mẫu canh tác theo phương pháp canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang bước đầu có kết quả đáng phấn khởi cho bà con nông dân. Ảnh: CHÂU ANH

Mô hình được triển khai trong vụ lúa Hè - Thu trên diện tích diện tích 4,2ha và loại giống gieo sạ là giống lúa OM 18. Theo đó, bà con nông dân sẽ phải thực hiện chặt chẽ chín công đoạn của quy trình canh tác lúa thông minh. Ngoài ra, còn được công ty Net Zero Carbon phối hợp với công ty SBS Nanotech theo dõi, quản lý.

Kết quả sau khoảng 94 ngày gieo sạ, qua so sánh thửa ruộng canh tác theo phương pháp AWD và thửa ruộng canh tác theo phương pháp truyền thống, cho thấy thửa ruộng canh tác theo phương pháp canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ có nhiều kết quả tích cực cho người nông dân. Cụ thể, đối với đầu vào, chi phí trong quá trình sản xuất giảm; còn đối với đầu ra, giá trị hạt lúa, hạt gạo được nâng lên cao hơn.

Theo ông Nguyễn Văn Thích, giám đốc hợp tác xã Tân Long, phương pháp canh tác lúa ướt - khô xen kẽ đã làm giảm chi phí khá nhiều. Qua thống kê sơ bộ tổng mức đầu tư ở khâu đầu vào giảm khoảng 30%, còn sản phẩm đầu ra, giá lúa cao hơn thị trường từ 100-200 đồng/kg.

“So với phương pháp truyền thống, chi phí đầu vào, như: chi phí vật tư, chi phí về nước... đã giảm rất lớn cho người nông dân. Hiện giờ chúng tôi rất phấn khởi, vì trước giờ trồng lúa chỉ bán lúa, hiện nay chúng tôi còn có thể bán được tín chỉ carbon. Điều này mang lại giá trị cao cho người nông dân và tới đây chúng tôi sẽ phát triển mạnh vấn đề này.” - ông Thích nhận xét.

mo-hinh-lua-tinh-hau-giang-8.jpg
Theo đánh giá, phương pháp canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ đã làm giảm chi phí đầu vào khá nhiều, sản phẩm đầu ra được nâng lên. Ảnh: CHÂU ANH

Là người trực tiếp phụ trách, tham gia cùng mô hình, ông Mai Văn Đen, cán bộ phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang), đánh giá phương pháp canh tác lúa ướt - khô xen kẽ trước hết là giảm khí thải phát ra. Từ đó, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường rất lớn, đặc biệt là khí carbon. Do đó, phương pháp này nếu được nhân rộng trong thời gian tới sẽ góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường.

Kết quả của mô hình tại hợp tác xã Tân Long là tiền đề để ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang xem xét nhân rộng. Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi đề án một triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao của Bộ NN-PTNT đang triển khai.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm