Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn của Phần Lan, Thụy Điển ‘không chắc’ thời gian gia nhập NATO

(PLO)- Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ vừa thông qua đơn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Phần Lan, chưa có dấu hiệu ủng hộ đơn của Thụy Điển.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 30-3, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua đơn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Phần Lan, mở đường cho việc Helsinki trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự này, theo hãng tin Reuters.

Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên cuối cùng của NATO phê chuẩn đơn của Phần Lan sau động thái tương tự từ quốc hội Hungary hồi đầu tuần này.

Đầu tháng 3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Helsinki đã nhận được sự ủng hộ của Ankara sau khi giữ lời hứa trấn áp các nhóm mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố và không hạn chế xuất khẩu quốc phòng.

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu ủng hộ việc Phần Lan gia nhập NATO ngày 30-2 tại ở thủ đô Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ). Ảnh: AP

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu ủng hộ việc Phần Lan gia nhập NATO ngày 30-2 tại ở thủ đô Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ). Ảnh: AP

Sau cuộc bỏ phiếu của quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ Phần Lan cho biết: “Tư cách thành viên NATO sẽ củng cố an ninh của Phần Lan cũng như cải thiện sự ổn định và an ninh ở khu vực Biển Baltic và Bắc Âu”.

Đơn của Phần Lan hiện chỉ cần Tổng thống Erdogan phê chuẩn. Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary cần gửi các tài liệu phê chuẩn tới chính phủ Mỹ - nơi lưu trữ các tài liệu của NATO. Sau cùng, Tổng thư ký NATO - ông Jens Stoltenberg sẽ chính thức mời Phần Lan gia nhập liên minh.

Tháng 5-2022, Phần Lan và Thụy Điển đã từ bỏ chính sách trung lập để cùng nhau nộp đơn gia nhập NATO. 2 thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary đã cản trở quá trình này.

Ankara vẫn đang trì hoãn việc phê duyệt đơn gia nhập NATO Thụy Điển vì cho rằng Stockholm đã không tích cực trong việc trấn áp nhóm khủng bố.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom nói rằng ông không còn chắc chắn về khả năng Thụy Điển có thể gia nhập NATO vào tháng 7 sau những dấu hiệu phản đối mới từ Hungary.

Trước đó, ngày 29-3, chính phủ Hungary cho biết đang tạm dừng việc phê chuẩn đơn của Thụy Điển vì “sự bất bình” trước những chỉ trích trước đây của Stockholm đối với các chính sách của Thủ tướng Hungary Viktor Orban.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm