Đối thoại Shangri-La: Mỹ tố cáo Trung Quốc đe dọa ở biển Đông

Phát biểu tại ngày họp thứ hai Hội nghị Đối thoại an ninh châu Á Shangri-La diễn ra ngày 2-6 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tố cáo việc Trung Quốc (TQ) quân sự hóa biển Đông, triển khai các hệ thống vũ khí công nghệ cao ra vùng biển tranh chấp này là hành động đe dọa và cưỡng ép các nước láng giềng.

Theo ông Mattis, các hành động của TQ ở biển Đông khiến các nước phải đặt câu hỏi về ý định của nước này. Tuy nhiên, ông Mattis cũng nói Mỹ vẫn sẵn sàng làm việc với TQ xây dựng một quan hệ “đưa đến kết quả”.

Chính sách TQ ở biển Đông đối lập hoàn toàn với chiến lược chúng tôi đã cam kết, làm dấy lên câu hỏi về mục tiêu lớn hơn của TQ” - ông Mattis phát biểu, thêm rằng ông sẽ sớm sang TQ.

“Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi quan hệ mang tính xây dựng, hướng tới kết quả với TQ, hợp tác khi có thể và cạnh tranh mạnh mẽ khi cần thiết… Dĩ nhiên chúng tôi công nhận TQ có một vai trò trong trật tự Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” - theo ông Mattis.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore sáng 2-6. Ảnh: STRAIT TIMES

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore sáng 2-6. Ảnh: STRAIT TIMES

Phát ngôn chỉ trích TQ của ông Mattis ngay tại Đối thoại Shangri-La đến trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước quanh vấn đề biển Đông gần đây tăng mạnh. Vì chuyện TQ triển khai máy bay ném bom H-6K ra đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Mỹ đã loại TQ khỏi cuộc tập trận Vòng tròn Thái Bình Dương, triển khai hai tàu chiến tuần tra quanh đảo Phú Lâm.

Trước đó, hình ảnh vệ tinh chụp ngày 12-5 cho thấy TQ triển khai xe tải chở các tên lửa đất đối không và tên lửa hành trình chống tàu ra đảo Phú Lâm.

Nói về việc này tại Đối thoại Shangri-La, ông Mattis cho rằng: “Dù TQ có nói ngược lại thì việc triển khai các hệ thống này liên quan trực tiếp đến việc sử dụng quân sự vào mục đích đe dọa và cưỡng ép”.

Tàu tuần dương tên lửa USS Antietam được Mỹ  triển khai tuần tra biển Đông ngày 27-5. Ảnh: WIKIPEDIA

Ông Mattis cho biết chuyện Mỹ triển khai hai tàu chiến tuần tra biển Đông chỉ là “phản ứng ban đầu”. Ông cũng nói Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ làm việc với Đài Loan để cung cấp các thiết bị và dịch vụ quốc phòng cho Đài Loan - một phát ngôn khả năng lớn sẽ làm TQ nổi giận.

Tại Đối thoại Shangri-La, ông Mattis không nói nhiều về vấn đề Triều Tiên, chỉ nói mục tiêu các nỗ lực ngoại giao của Mỹ vẫn là “giải trừ hoàn toàn, có thể thẩm tra và không thể đảo ngược hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sau buổi tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol tại Nhà Trắng ngày 2-6 đã tuyên bố cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ vẫn diễn ra ngày 12-6 tại Singapore như kế hoạch.

Ông Mattis cũng có lời trấn an lo ngại của các đồng minh trong khu vực. Hàn Quốc và nhất là Nhật lo ngại ông Trump có thể đặt quyền lợi của Mỹ lên trên quyền lợi an ninh của các nước này mà ký thỏa thuận dễ dãi với Triều Tiên.

“Chúng tôi chú trọng hiện đại hóa các liên minh với cả Hàn Quốc và Nhật, cải tiến các liên minh quan trọng này đáp ứng được các thách thức của thế kỷ 21” - theo ông Mattis.

Đối thoại Shangri-La bàn những gì?
Đối thoại Shangri-La bàn những gì?
(PLO)- Căng thẳng biển Đông, khủng hoảng Triều Tiên, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ….sẽ được bàn đến tại Đối thoại Shangri-La.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm