Phát hiện hóa thạch rùa tiền sử khổng lồ ở Trung Quốc

Các nhà khoa học vừa tìm thấy những mảnh hóa thạch của một loài rùa biển tiền sử ở Trung Quốc. Đây là loài rùa không mai, từng sống ở khắp các đại dương trên Trái Đất 228 triệu năm về trước, Dailymail đưa tin.

Mảnh hóa thạch của loài rùa có mỏ, không mai với kích thước khổng lồ ở Quý Châu. Ảnh: IVPP.

Được khai quật tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, hóa thạch có phần mỏ kì lạ, không có răng và một cơ thể phẳng lì. Nó được đặt tên "Eorhynchochelys sinensi", nghĩa là "loài rùa có mỏ đầu tiên."

Loài rùa này sống ở kỉ Tam Điệp, tức thời kì khủng long bắt đầu thống trị Trái Đất. Với chiều dài 2,5m, nó đã đánh bại kỷ lục của giống rùa da hiện đại và trở thành giống rùa có kích cỡ lớn nhất con người từng biết đến.

Hóa thạch của giống rùa Eorhynchochelys sinensi với chiều dài 2,5m. Ảnh: SWNS.com

Những nghiên cứu mới đây đã tiết lộ vai trò thú vị của mai rùa: chúng được sử dụng để đào bới, chứ không phải tự vệ. Mai làm chỗ tựa cho phần tay của rùa trong quá trình di chuyển đất cát.

Đối với cộng đồng nghiên cứu khoa học, bộ hóa thạch vừa tìm thấy đã góp phần làm sáng tỏ quá trình tiến hóa của loài rùa - điều khiến các nhà sinh vật học tranh cãi hàng thế kỉ nay.

Proganochelys là giống rùa cổ nhất, có cơ thể phát triển hoàn thiện và phần mai nhọn hoắc. Năm 2008, giống Odontochelys semitestacea được tìm thấy với phần mai bao phủ vùng bụng, khiến các nhà khoa học không khỏi ngạc nhiên. "Giống rùa có mỏ nhưng lại không có mai" vừa được khai quật chính là bằng chứng cho hiện tượng "tiến hóa môđun", theo tiến sĩ Olivier Rieppel, nhà cổ sinh vật học tại Viện bảo tàng Chicago.

Bộ hóa thạch đã góp phần làm sáng tỏ quá trình tiến hóa của loài rùa . Ảnh: SWNS.com

Tiến hóa môđun là hiện tượng các đặc điểm của một loài có thể tiến hóa độc lập với tốc độ khác nhau. Đó cũng là lí do tại sao không phải thế hệ con cháu nào cũng mang các đặc điểm do tổ tiên truyền lại.

Rùa hiện đại có đủ mai và mỏ. Tuy nhiên, con đường tiến hóa đến đây không phải là một đường thẳng. Thay vào đó, một vài họ hàng nhà rùa có nửa phần mai, trong khi số khác lại có mỏ. Đột biến gen trong quá trình chọn lọc tự nhiên chính là nguyên nhân hình thành những đặc điểm đó.

Những chi tiết nguyên vẹn trong phần sọ của Eorhychochelys còn chứng minh loài rùa có quan hệ họ hàng với thằng lằn và rắn hiện đại.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm