Iraq bác bỏ kế hoạch về 'căn cứ Mỹ' ở Iraq của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trong tuần này, các lực lượng Mỹ sẽ đóng quân tại một căn cứ quân sự ở Iraq để Washington có thể “theo dõi Iran”. Nhưng điều này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà chính trị và học giả Iraq, trang Aljazeera đưa tin.

Ông Shia, một học giả cao cấp của Iraq hôm 6-2 đã chỉ trích Tổng thống Donald Trump khi cho rằng quân đội Mỹ nên ở lại Iraq để theo dõi nước láng giềng Iran.

Iraq mong muốn có "mối quan hệ tốt đẹp và cân bằng" với tất cả các nước láng giềng "dựa trên lợi ích chung và không can thiệp vào công việc nội bộ". Iraq "từ chối làm căn cứ để gây hại cho bất kỳ quốc gia nào khác", ông Grand Ayatollah Ali al-Sistan nói trong cuộc gặp với đặc phái viên Liên Hợp Quốc Jeanine Hennis-Plasschaert tại căn cứ của lãnh đạo Hồi giáo ở Najaf (Iraq).

Cả Tổng thống và Thủ tướng của Iraq đã phản đối các tuyên bố của Trump trên các phương tiện truyền thông Mỹ.

Lính Mỹ bắn một khẩu pháo M777 trên căn cứ hỏa lực Saham ở Iraq. Ảnh: DVIDS

Khi nói rằng các lực lượng Mỹ nên ở lại một căn cứ ở Iraq để Washington có thể "theo dõi Iran", ông Trump rõ ràng đang đề cập đến căn cứ không quân Al-Asad ở miền Tây Iraq, nơi ông đã đến thăm quân đội Mỹ vào tháng 12-2018. Căn cứ do lính Mỹ xây dựng nhưng bây giờ thuộc về quân đội Iraq.

Thủ tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi tại cuộc họp báo hàng tuần hôm 5-2 nhắc nhở ông Trump không có căn cứ nào ở Mỹ và nói rằng ông không chấp nhận ý tưởng đất nước mình trở thành hậu phương cho cuộc chiến với một quốc gia láng giềng. Ông kêu gọi ông Trump rút lại các tuyên bố của mình.

Tổng thống Iraq Barham Saleh hôm 4-2, nói rằng ông Trump đã không xin phép sử dụng lãnh thổ Iraq để giám sát Iran, thêm vào đó hiến pháp của Iraq ngăn cấm việc sử dụng đất nước này làm căn cứ để đe dọa lợi ích hoặc an ninh của các nước láng giềng.

Quân đội Mỹ rút khỏi Iraq năm 2011 nhưng đã trở lại vào năm 2014 theo lời đề nghị của chính phủ Iraq để giúp chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, sau khi IS đã chiếm được các khu vực rộng lớn ở phía Bắc và phía Tây của Iraq, bao gồm thành phố Mosul lớn thứ hai ở Iraq.

Giờ đây, sau khi đánh bại IS trong các căn cứ cuối cùng ở đô thị, các chính trị gia và lãnh đạo dân quân Iraq đã lên tiếng ngày càng mạnh mẽ chống lại sự hiện diện liên tục của quân đội Mỹ trên đất nước Iraq. Một số nhà lập pháp Iraq đang làm một một dự luật kêu gọi rút hơn 5.000 lính Mỹ khỏi đất nước.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm