Nghị định 100/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt chính thức được áp dụng từ ngày 1-1-2010. Theo đó, có nhiều mức phạt mới, phổ biến nhất đối với ô tô, xe máy.
Trong đó, một số lỗi vi phạm được quy định khác so với nghị định cũ, thay vì mức phạt như trước đây, quy định mới tước quyền sử dụng giấy phép lái xe cao hơn hoặc bổ sung thêm, tùy vào mức độ vi phạm.
Cụ thể, một số lỗi đối với ô tô bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng gồm: vượt đèn đỏ, đèn vàng; không chấp hành hiệu lệnh của CSGT và chạy quá tốc độ từ 10-20 km.
Tương tự như vây, người điều khiển phương tiện ô tô bị tước giấy phép 2-4 tháng trong các trường hợp sau: chạy quá tốc độ 20-35 km hoặc hơn 35 km. Tuy nhiên, chủ xe sẽ bị phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm.
Đối với trường hợp vi phạm nồng độ cồn, chủ phương tiện có thể bị tước giấy phép lái xe 10-24 tháng, tùy vào mức độ vi phạm nồng độ cồn.
Tùy theo mức độ vi phạm về nồng độ cồn mà tài xế bị tước bằng lái 10-24 tháng. Ảnh: HỮU TÂM
Đối với xe máy cũng bị tước giấy phép 1-3 tháng trong các trường hợp sau: xe chở ba người; dùng điện thoại, thiết bị âm thanh khi đang lái xe; vượt đèn đỏ.
Tước giấy phép 2-4 tháng đối với trường hợp xe máy chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/giờ.
Cũng giống như ô tô, người điều khiển xe máy cũng bị tước giấy phép lái xe khi vi phạm nồng độ cồn (tùy vào mức độ cồn vi phạm) mà bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 10-24 tháng.
Trước đó, Nghị định 46/2016 quy định mức phạt nhẹ hơn so với nghị định mới được áp dụng. Cụ thể, đối với xe máy, mức phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe chỉ từ 1-5 tháng, còn đối với ô tô cũng chỉ dừng lại từ 1-6 tháng. Các trường hợp khác vẫn được giữ nguyên theo lỗi vi phạm.