Theo báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thị trường lao động cho thấy khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên mặc dù điều kiện kinh tế đang xấu đi.
Tuy nhiên, ILO đánh giá quá trình phục hồi sau đại dịch vẫn không đồng đều do những lỗ hổng mới và nhiều cuộc khủng hoảng đang làm xói mòn triển vọng đạt được công bằng xã hội lớn hơn. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ khoảng cách việc làm, tức là số người không có việc làm muốn tìm việc làm đã giảm xuống dưới mức trước đại dịch.
Tỉ lệ thất nghiệp toàn cầu năm 2023, ở mức 5,1%, có sự cải thiện khiêm tốn so với năm 2022 khi ở mức 5,3%. Khoảng cách việc làm toàn cầu và tỉ lệ tham gia thị trường lao động cũng được cải thiện vào năm 2023. Báo cáo dự báo triển vọng thị trường lao động và tình trạng thất nghiệp toàn cầu sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Năm 2024, dự kiến sẽ có thêm hai triệu người lao động đang tìm kiếm việc làm, khiến tỉ lệ thất nghiệp toàn cầu tăng từ 5,1% vào năm 2023 lên 5,2%.
Báo cáo dự báo triển vọng thị trường lao động và tình trạng thất nghiệp toàn cầu sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Thu nhập khả dụng đã giảm ở phần lớn các nước G20 và nhìn chung, sự xói mòn mức sống do lạm phát khó có thể được bù đắp nhanh chóng. Bên cạnh đó, sự khác biệt lớn vẫn tồn tại giữa các quốc gia có thu nhập cao và các quốc gia có thu nhập trung bình thấp hơn.
Trong khi tỉ lệ khoảng cách việc làm vào năm 2023 là 8,2% ở các nước thu nhập cao, thì tỷ lệ này ở nhóm các quốc gia thu nhập thấp hơn là 20,5%. Tỉ lệ thất nghiệp năm 2023 duy trì ở mức 4,5% ở các nước thu nhập cao thì ở các nước thu nhập thấp là 5,7%.
Xu hướng 2024 cảnh báo, sự bất bình đẳng về thu nhập cũng ngày càng gia tăng, đồng thời cho biết thêm rằng sự xói mòn của thu nhập thực tế khả dụng, điềm báo xấu về tổng cầu và sự phục hồi kinh tế bền vững hơn.
Tỉ lệ việc làm phi chính thức dự kiến sẽ không thay đổi, chiếm khoảng 58% lực lượng lao động toàn cầu vào năm 2024.
Tỉ lệ quay trở lại thị trường lao động trước đại dịch rất khác nhau giữa các nhóm khác nhau. Sự tham gia của phụ nữ đã phục hồi nhanh chóng nhưng khoảng cách giới tính đáng chú ý vẫn tồn tại, đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển.
Tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên tiếp tục là một thách thức. Tỉ lệ người được xác định là NEET (không được đào tạo, không học hành hoặc không có việc làm) vẫn ở mức cao, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ, đặt ra thách thức cho triển vọng việc làm lâu dài.
Tổng Giám đốc ILO, Gilbert F. Houngbo nhìn nhận: Những thách thức về lực lượng lao động mà nó phát hiện là mối đe dọa đối với cả sinh kế cá nhân và doanh nghiệp và điều cần thiết là chúng ta phải giải quyết chúng một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Mức sống giảm sút và năng suất yếu kết hợp với lạm phát dai dẳng tạo điều kiện cho sự bất bình đẳng lớn hơn và làm suy yếu những nỗ lực đạt được công bằng xã hội. Và nếu không có công bằng xã hội lớn hơn, chúng ta sẽ không bao giờ có được sự phục hồi bền vững.
Tình trạng lao động nghèo vẫn tiếp tục tồn tại. Mặc dù giảm nhanh chóng sau năm 2020, số lượng người lao động sống trong tình trạng nghèo cùng cực (kiếm dưới 2,15 USD mỗi ngày/người tính theo sức mua tương đương - PPP) vẫn tăng khoảng 1 triệu người vào năm 2023.
Số lượng người lao động sống trong tình trạng nghèo ở mức vừa phải (kiếm được ít hơn 3,65 USD mỗi ngày/ người tính theo PPP) tăng 8,4 triệu người vào năm 2023.