Thấy gì từ việc người đàn ông cụt chân lái ô tô gây tai nạn ở Bắc Ninh

(PLO)- Người điều khiển xe ô tô không có bằng lái xe hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng GPLX bị tẩy xóa bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 12-12, mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại một vụ va chạm giao thông giữa 2 ô tô. Vụ việc không gây thương vong nhưng khiến chiếc Hyundai Tucson bị móp phần thân xe trái và gãy gương chiếu hậu.

Đáng chú ý, theo cơ quan chức năng, chiếc xe này do một người khuyết tật điều khiển và chưa có giấy phép lái xe (GPLX) ô tô. Hiện, Đội CSGT Công an TP Bắc Ninh đang điều tra, làm rõ.

Hình ảnh vụ tai nạn được lan truyền trên các trạng mạng xã hội. Ảnh: MXH

Hình ảnh vụ tai nạn được lan truyền trên các trạng mạng xã hội. Ảnh: MXH

Theo quy định hiện hành, trường hợp không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng GPLX bị tẩy xóa bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô (Theo Điểm b Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019 (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021)).

Trường hợp, người điều khiển xe ô tô không mang theo GPLX, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (Theo Điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019 (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021)).

Người khuyết tật có được cấp bằng lái xe?

Những người khuyết tật để đủ điều kiện tham gia dự thi GPLX hạng B1 bắt buộc phải trải qua các bước khám sức khỏe của cơ quan y tế và phải đáp ứng đủ yêu cầu về sức khỏe được quy định. Cụ thể tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe do liên Bộ GTVT và Bộ Y tế ban hành.

Do đó, người lái xe hạng B1 phải khai đầy đủ tiền sử, bệnh sử của gia đình và qua vòng kiểm tra của bác sĩ. Sau đó mới được khám sâu 8 chuyên khoa lâm sàng như: tâm thần, thần kinh, mắt, tai, mũi, họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và chuyên khoa nội tiết ( đối với phụ nữ sẽ có thêm khoa thai sản).

Đáng chú ý, theo quy định, người có sức khỏe đặc biệt không cho phép được điều khiển xe gồm các trường hợp sau: Người rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 6 tháng; Người bị rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi của bản thân; Người thường xuyên bị chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý; Người có thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10; Người bị rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây; Người bị suy tim độ III trở lên; các bệnh, tật gây khó thở

Đặc biệt, những người bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay, một bàn chân, hoặc một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) cũng không được phép lái xe.

Cũng theo quy định của Bộ GTVT, căn cứ khoản 2 Điều 44 Thông tư 12/2017, được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 38/2019 quy định như sau:

Quy định đào tạo để cấp GPLC hạng B1 số tự động cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái (tại khoản 2 Điều 44):

a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo, được thay nội dung học lái xe trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông bằng nội dung học trên xe tập lái;

b) Xe dùng để dạy lái: Là xe ô tô hạng B1 số tự động của người khuyết tật hoặc cơ sở đào tạo; xe phải có kết cấu phù hợp để các tay và chân còn lại của người khuyết tật vừa giữ được vô lăng lái, vừa dễ dàng điều khiển cần gạt tín hiệu báo rẽ, đèn chiếu sáng, cần gạt mưa, cần số, cần phanh tay, bàn đạp phanh chân, bàn đạp ga trong mọi tình huống khi lái xe theo đúng chức năng thiết kế của nhà sản xuất ô tô, được Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận hệ thống điều khiển của xe phù hợp để người khuyết tật lái xe an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái.

3. Đào tạo để cấp GPLX hạng B1 số tự động cho người khuyết tật trừ người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái:

a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo;

b) Xe dùng để dạy lái: Xe ô tô tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm