Thông tin trên TikTok vừa ăn phở vừa uống trà đá gây ung thư có đúng?

(PLO)- Ăn phở và uống trà đá không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như không sinh ra các yếu tố gây ung thư.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Gần đây trên nền tảng TikTok lan truyền video về thông tin vừa ăn phở vừa uống trà đá sẽ khiến cơ thể sinh các mầm bệnh gây ung thư.

Thông tin này gây xôn xao trên các nền tảng mạng xã hội, bởi đây là thói quen ăn uống của không ít người tiêu dùng Việt.

Ăn phở uống trà đá sẽ gây hại cho sức khỏe?

Thông tin này được chia sẻ bởi một người được cho là bác sĩ có H.D.T. Cụ thể trong video này, vị bác sĩ này chia sẻ: Cơ thể con người thường bị bệnh là do thói quen ăn uống sai lầm.

Đơn cử như thói quen ăn phở uống trà đá. Nhưng hãy làm thí nghiệm, thả cục đá vào tô phở sẽ thấy mỡ bị vón cục lại, để mỡ tan ra thì cần nhiệt độ 48 độ. Trong khi đó cơ thể chúng ta chỉ 37 độ, thì khó có thể khiến mỡ tan ra.

Điều này khiến dạ dày của chúng ta làm việc “ì ạch”, ví dụ dạ dày chỉ cần làm 1,5 tiếng - 2 tiếng là tiêu hóa được thức ăn thì nay phải hoạt động tới 3 - 4 tiếng đồng hồ nhưng vẫn chưa tan được hết mỡ đó.

Tuy nhiên khi đi vào cơ thể, thì chúng cũng sẽ được phân hóa thành các vi hạt mỡ, nhưng các vi hạt mỡ này khi tới ruột non, tá tràng đều không hấp thu được, và tiếp tục đi xuống ruột già. Ở ruột già sẽ gặp các vi khuẩn bất lợi sẽ khiến chúng ta bị viêm đại tràng. Và khi tình trạng viêm này lặp đi lặp lại sẽ sinh ra polyp. Trong khi polyp sẽ tạo ra khối u và khối u khi bị nhiễm trùng sẽ gây ra ung thư.

Không có chuyện ăn phở uống trà đá gây ung thư

Trước vấn đề này, Th.S BS Đặng Ngọc Hùng, Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng, lại cho rằng, thông tin uống trà đá và ăn phở sinh ra các yếu tố gây ung thư là không chính xác.

Ăn phở
Theo BS Hùng, ăn phở và uống trà đá không gây ảnh hưởng tới sức khỏe như các lời đồn thổi. Ảnh: HẠ QUYÊN

BS Hùng lý giải: Việc dầu và mỡ bị vón cục khi gặp lạnh là do nguyên lý hoạt động của cấu trúc phân tử, thuộc về hiện tượng vật lý. Có nghĩa là khi ở nhiệt độ thường, các cấu trúc phân tử trong dầu/mỡ sẽ chuyển động dẫn tới không hình thành được liên kết cứng, cho nên nó không bị vón cục. Nhưng khi ở nhiệt độ lạnh thì các phân tử sẽ bị co lại và bị vón cục.

Dù vậy khi vô cơ thể, nhiệt độ cơ thể sẽ khiến các cấu trúc phân tử này vỡ ra, hóa lỏng. Bên cạnh đó, quá trình tiêu hóa của cơ thể vẫn diễn ra bình thường.

Như vậy hiện tượng mỡ bị vón cục chỉ là hiện tượng ở bên ngoài cơ thể, hiện tượng đó không diễn ra như những gì chúng ta suy luận.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm