Tính tới nay, Mỹ đã duyệt gửi cho Ukraine những loại vũ khí nào để đối phó Nga?

(PLO)- Khi Nga tiếp tục tấn công Ukraine, Mỹ đã tăng cường viện trợ quân sự, gửi hàng ngàn vũ khí cho Kiev, bao gồm tên lửa chống tăng Javelin, tên lửa phòng không Stinger cùng nhiều loại pháo hạng nặng khác.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khi Nga tiếp tục tấn công Ukraine, Mỹ đã tăng cường viện trợ quân sự, gửi hàng ngàn vũ khí cho Kiev.

Hôm 28-4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đề nghị quốc hội thông qua khoản ngân sách 33 tỉ USD để hỗ trợ Ukraine. Đề xuất mới bao gồm hơn 20 tỉ USD chi cho vũ khí, đạn dược và các hỗ trợ quân sự khác, 8,5 tỉ USD chi hỗ trợ kinh tế trực tiếp cho chính phủ Ukraine và 3 tỉ USD chi viện trợ nhân đạo.

Quân nhân Ukraine cất dỡ một xe tải chở tên lửa chống tăng vác vai FGM-148 Javelin. Ảnh: Sergei Supinsky/AFP/GETTY IMAGES

Quân nhân Ukraine cất dỡ một xe tải chở tên lửa chống tăng vác vai FGM-148 Javelin. Ảnh: Sergei Supinsky/AFP/GETTY IMAGES

Ông Biden từng nói rằng Mỹ có đủ khả năng gửi viện trợ cho Ukraine trong một thời gian dài, song nói thêm ông sẽ phải yêu cầu quốc hội cấp thêm ngân sách vì kho dự trữ vũ khí sắp cạn kiệt.

“Tổng thống Nga tin rằng sự đoàn kết của phương Tây sẽ rạn nứt và một lần nữa chúng tôi sẽ chứng minh ông ấy đã sai” - theo Tổng thống Biden.

Dưới đây là danh sách tất cả vũ khí mà Mỹ đã phê duyệt để gửi cho Ukraine tính tới nay.

1. Hơn 1.400 tên lửa phòng không Stinger

Một thành viên không quân Đức mang ống phóng tên lửa phòng không Stinger năm 2006. Ảnh: Sean Gallup/GETTY IMAGES

Một thành viên không quân Đức mang ống phóng tên lửa phòng không Stinger năm 2006. Ảnh: Sean Gallup/GETTY IMAGES

Hệ thống phòng không Stinger, còn được gọi là tên lửa đất đối không, là hệ thống tên lửa vác vai di động, có thể phá hủy máy bay và các tên lửa khác.

Công ty Raytheon Technologies, đơn vị sản xuất tên lửa Stinger, đang gặp khó khăn trong việc thay thế những vũ khí đã cấp cho Ukraine, khi Bộ Quốc phòng Mỹ đã không mua vũ khí mới trong 18 năm, và rất nhiều bộ phận không có sẵn trên thị trường, theo trang Breaking Defense. Điều này có nghĩa là Raytheon sẽ phải thiết kế lại một số thiết bị điện tử liên quan đến quá trình sản xuất Stinger.

2.Hơn 5.500 tên lửa chống tăng Javelin

Javelin là vũ khí chống tăng hiện đại, chỉ cần một người mang để vận hành. Javelin tấn công mục tiêu kiểu “đột nóc”, tức là đánh vào phần nóc xe tăng nơi có lớp giáp mỏng nhất. Vũ khí tự dẫn này có tầm bắn 4 km và bám vào ảnh nhiệt của mục tiêu. Tên lửa của Mỹ đã được chứng minh rất thành công trong việc chống lại các xe tăng Nga trong chiến sự Ukraine.

3.Hơn 14.000 hệ thống chống thiết giáp khác

Xe tăng, bệ phóng rocket đa nòng và tên lửa chống tăng được chuyển tới miền Đông Ukraine cuối tháng 3. Ảnh: Sefa Karacan/ANADOLU AGENCY/ GETTY IMAGES

Xe tăng, bệ phóng rocket đa nòng và tên lửa chống tăng được chuyển tới miền Đông Ukraine cuối tháng 3. Ảnh: Sefa Karacan/ANADOLU AGENCY/ GETTY IMAGES

Các hệ thống chống thiết giáp đề cập đầy đủ các loại vũ khí nhắm mục tiêu vào xe thiết giáp. Chính phủ Mỹ đã từ chối nêu tên một số hệ thống đang được chuyển tới Ukraine để Nga không thể lường được.

4. Hơn 700 máy bay không người lái (UAV) Switchblade

UAV Switchblade 300 10C được sử dụng trong cuộc tập trận của Mỹ tháng 9-2021. Ảnh: Alexis Moradian/U.S. MARINE CORPS/ AP

UAV Switchblade 300 10C được sử dụng trong cuộc tập trận của Mỹ tháng 9-2021. Ảnh: Alexis Moradian/U.S. MARINE CORPS/ AP

Switchblade, đôi khi còn được mô tả là UAV cảm tử hay đạn lảng vảng/đạn tuần kích, chứa đầy chất nổ. Loại UAV này gọn nhẹ, có thể dễ dàng mang theo và có hai phiên bản là Switchblade 300 và Switchblade 600. Switchblade 300 nặng khoảng 2,5 kg và có thể đặt trong ba lô, còn Switchblade 600 nặng 25 kg bao gồm tên lửa nặng 15 kg, đủ mạnh để phá hủy một xe tăng.

Được tiết lộ lần đầu vào năm 2011, một chuyên gia nói với Business Insider rằng Switchblade có thể cách mạng hóa chiến tranh trên bộ.

5. 90 pháo Howitzer 155mm và 183.000 đạn pháo 155mm

Pháo tự hành 155 mm của Israel được triển khai trong cuộc pháo kích vào Dải Gaza tháng 5-2021. Ảnh: Jack Guez/AFP/GETTY IMAGES

Pháo tự hành 155 mm của Israel được triển khai trong cuộc pháo kích vào Dải Gaza tháng 5-2021. Ảnh: Jack Guez/AFP/GETTY IMAGES

Howitzer có tầm bắn xa nhất trong số các loại pháo bắn gián tiếp của quân đội Mỹ. Howitzer có thể bắn tới 4 viên đạn mỗi phút và có thể đánh trúng mục tiêu cách 29 km.

Những loại pháo hạng nặng này sẽ rất quan trọng đối với Ukraine trong giai đoạn mới của cuộc chiến tại vùng Donbass, nơi có địa hình bằng phẳng và đồng bằng trập trùng.

Những khẩu pháo Howitzer đầu tiên trong gói viện trợ 800 triệu USD mới nhất của Lầu Năm Góc đã đến Ukraine hôm 20-4 và binh sĩ Mỹ đang huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng tại một khu vực bí mật ở châu Âu.

6. 72 phương tiện chiến thuật để kéo pháo Howitzer 155 mm

Công binh hải quân Mỹ vận hành xe tải quân sự đa năng Medium Tactical Vehicle Replacement (MTVR) để kéo pháo M777 của lục quân Mỹ từ máy bay vận tải quân sự C5M Super Galaxy của không quân Mỹ. Ảnh: Petty Officer 1st Class Caine Storino

Công binh hải quân Mỹ vận hành xe tải quân sự đa năng Medium Tactical Vehicle Replacement (MTVR) để kéo pháo M777 của lục quân Mỹ từ máy bay vận tải quân sự C5M Super Galaxy của không quân Mỹ. Ảnh: Petty Officer 1st Class Caine Storino

7. 16 trực thăng Mi-17

Trực thăng Mi-17 là trực thăng vận tải dùng để chở quân từ nơi này tới nơi khác. Cùng với việc chở quân, Mi-17 có thể được trang bị pháo và rocket. Những trực thăng này thực sự đã được mua từ một nhà xuất khẩu vũ khí thuộc sở hữu nhà nước Nga hồi đầu những năm 2010, dành cho chính phủ Afghanistan, tờ Washington Post đưa tin.

Một thành viên lực lượng đặc biệt Nga nhảy xuống từ trực thăng Mi-17 tại Diễn đàn quân sự kỹ thuật quốc tế Army-2018 ở Alabino (Nga) tháng 6-2019. Ảnh: Pavel Golovkin/AP

Một thành viên lực lượng đặc biệt Nga nhảy xuống từ trực thăng Mi-17 tại Diễn đàn quân sự kỹ thuật quốc tế Army-2018 ở Alabino (Nga) tháng 6-2019. Ảnh: Pavel Golovkin/AP

Vào lúc đó, các nhà lập pháp Mỹ đã tức giận trước quyết định trên, yêu cầu Lầu Năm Góc chọn một nhà sản xuất của Mỹ. Tuy nhiên Mỹ chọn mua trực thăng của Nga vì chúng tương đối rẻ và các phi công Afghanistan đã biết cách lái chúng.

8. Hàng trăm xe đa dụng với tính năng cao bọc thép (HMMWV)

Xe tải Humvee được nhìn thấy gần căn cứ quân sự tạm thời dành cho binh sĩ Mỹ tại sân bay Arlamow. Ảnh: Beata Zawrzel/NURPHOTO/GETTY IMAGES

Xe tải Humvee được nhìn thấy gần căn cứ quân sự tạm thời dành cho binh sĩ Mỹ tại sân bay Arlamow. Ảnh: Beata Zawrzel/NURPHOTO/GETTY IMAGES

Xe đa dụng với tính năng cao (HMMWV) được bọc thép còn được gọi là Humvee, là xe hạng nhẹ chạy bằng động cơ diesel, được quân đội của 50 quốc gia sử dụng.

9. 200 xe bọc thép chở quân M113

Xe bọc thép chở quân Bundeswehr M113 trong một cuộc tập trận. Ảnh: Philipp Schulze/PICTURE ALLIANCE/ GETTY IMAGES

Xe bọc thép chở quân Bundeswehr M113 trong một cuộc tập trận. Ảnh: Philipp Schulze/PICTURE ALLIANCE/ GETTY IMAGES

Xe bọc thép chở quân còn gọi là taxi chiến trường, được thiết kế để vận chuyển binh sĩ và thiết bị trong các khu vực chiến đấu. Mặc dù loại xe này có thể được bảo vệ trước các mảnh đạn pháo song lại không thể chịu được các vụ nổ từ vũ khí chống tăng. Có 40 phiên bản xe bọc thép M113.

10. Hơn 7.000 vũ khí nhỏ

Học viên quân sự thực hành bắn súng lục 9mm. Ảnh: Richard Schoenberg/CORBIS/ GETTY IMAGES

Học viên quân sự thực hành bắn súng lục 9mm. Ảnh: Richard Schoenberg/CORBIS/ GETTY IMAGES

Đúng như tên gọi của chúng, vũ khí nhỏ là những vũ khí bộ binh mà một binh sĩ có thể mang theo, bao gồm súng lục, súng trường, súng ngắn.

11. Hơn 50 triệu viên đạn

Đạn dược được bố trí trong khuôn viên sân bay chuyên vận chuyển hàng hóa quốc tế Antonov của Ukraine. Ảnh: Volodymyr Tarasov/ UKRINFORM/FUTURE PUBLISHING/GETTY IMAGES

Đạn dược được bố trí trong khuôn viên sân bay chuyên vận chuyển hàng hóa quốc tế Antonov của Ukraine. Ảnh: Volodymyr Tarasov/ UKRINFORM/FUTURE PUBLISHING/GETTY IMAGES

Hôm 25-4, Bộ Ngoại giao Mỹ đã duyệt bán khẩn cấp lô đạn trị giá 165 triệu USD cho Ukraine mà không cần quốc hội xem xét, theo hãng tin AP. Đây là lần đầu tiên Mỹ sử dụng biện pháp này kể từ khi Tổng thống Biden lên nắm quyền. Năm 2019, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã sử dụng biện pháp này để cố gắng bán vũ khí cho Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).

12. UAV chiến thuật Phoenix Ghost

Phoenix Ghost (Bóng ma phượng hoàng) là UAV chiến thuật hoàn toàn mới. Theo một quan chức quốc phòng cấp cao, UAV Phoenix Ghost được không quân Mỹ phát triển khẩn trương để đáp ứng yêu cầu của Ukraine. Tuy nhiên, Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby sau đó phủ nhận, nói rằng loại UAV này được phát triển trước khi nổ ra chiến sự Nga-Ukraine. Ông Kirby từ chối bình luận về khả năng cụ thể của Phoenix Ghost, chỉ nói nó tương tự UAV cảm tử dùng một lần Switchblade.

13. Hệ thống rocket dẫn đường bằng laser

Lính thủy đánh bộ Mỹ nạp rocket vào bệ phóng rocket LAU-68F/A trong một khóa huấn luyện tại Trạm không quân thủy quân lục chiến Yuma. Ảnh: Lance Cpl. Ashley McLaughlin

Lính thủy đánh bộ Mỹ nạp rocket vào bệ phóng rocket LAU-68F/A trong một khóa huấn luyện tại Trạm không quân thủy quân lục chiến Yuma. Ảnh: Lance Cpl. Ashley McLaughlin

Hệ thống rocket dẫn đường bằng laser theo truyền thống được gắn trên máy bay, song cũng có thể được phóng từ các trạm trên mặt đất hoặc gắn trên các phương tiện khác. Một hệ thống được gọi là Hệ thống vũ khí tiêu diệt chính xác cấp cao (Advanced Precision Kill Weapons System) biến rocket thành đạn dẫn đường chính xác.

14. Máy bay không người lái Puma

UAV RQ-20B PUMA. Ảnh: by Petty Officer 1st Class Kory Alsberry

UAV RQ-20B PUMA. Ảnh: by Petty Officer 1st Class Kory Alsberry

Máy bay không người lái Puma cung cấp thông tin tình báo, giám sát, thu nhận mục tiêu và trinh sát, do nhà thầu quốc phòng AeroVironment của Mỹ sản xuất. Puma có thể hoạt động trong thời gian 150 phút trên không, có sải cánh 2,8 m và có thể bay lên tới 60 km.

15. Tàu phòng thủ bờ biển không người lái

Tàu phòng thủ bờ biển không người lái, đôi khi còn được gọi là tàu không người lái, là những tàu hoạt động trên mặt nước mà không có thủy thủ đoàn. Những tàu này có thể được sử dụng để chặn hoặc đẩy lui các tàu khác. Và Ukraine sẽ có thể sử dụng chúng để chống lại các cuộc tấn công đổ bộ của Nga hoặc nỗ lực hoạt động gần Ukraine của Nga.

16. Mìn chống bộ binh M18A1 Claymore

Mìn M18A1 Claymore thường được sử dụng chống lại bộ binh, nhưng cũng có thể được dùng để chống lại các phương tiện không bọc thép. Không như mìn truyền thống, mìn M18A1 Claymore được kích nổ bằng điều khiển từ xa và bắn ra những viên bi thép.

17. Thuốc nổ C-4

Thuốc nổ C-4. Ảnh: Spc. Brittany Stokes/US ARMY

Thuốc nổ C-4. Ảnh: Spc. Brittany Stokes/US ARMY

C-4 là thuốc nổ dẻo được sử dụng để phá dỡ và cắt kim loại. Loại thuốc nổ này có thể tạo ra một vụ nổ có chủ đích và được sử dụng dưới nước.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm