Tờ Yomiuru Shimbun,Tokyo cho biết việc bắt giữ này đã làm con số bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ với cáo buộc hoạt động gián điệp lên tới ba người. Một người đàn ông trong số ba người tình nghi là điệp viên của Nhật Bản, ban đầu là người Bắc Triều Tiên sau đó trốn sang Nhật trong những năm nạn đói 1990.
Người đàn ông này từng là nhân viên nòng cốt của đảng Hàn Quốc, sau này trở thành đặc vụ của Cơ quan Tình báo an ninh Nhật Bản để có được thông tin tình báo liên quan tới Bắc Triều Tiên. Ông bị chính quyền Trung Quốc bắt vào tháng 5 khi trốn sang Bắc Triều Tiên từ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.
Bờ biển đảo Nanji thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Một công dân Nhật khác bị bắt giữ vì tội gián điệp ở Trung Quốc tuyên bố việc làm này để thúc đẩy sự hiểu biết chung và tình hữu nghị giữa Bắc Kinh và Tokyo. Nhờ sợi dây liên kết chặt chẽ với chính phủ Nhật, người đàn ông thứ hai có thể sẽ được thả tự do sớm.
Người thứ ba bị bắt tại đảo Nanji đang làm quản lý nhân sự tại một công ty ở tỉnh Chiết Giang. Ông nói với chính quyền rằng việc chụp ảnh sân bay trực thăng do ông chỉ có niềm đam mê với quân sự. Ông nói rằng ông không tuân theo lệnh của bất kỳ ai trong chính quyền Nhật Bản để lấy thông tin từ phía Trung Quốc cả.
Theo báo cáo của tờ Yomiuri Shimbun, tuy hai trong số ba người đàn ông đã thừa nhận làm việc cho Cơ quan Tình báo an ninh Nhật Bản nhưng không ai thú nhận được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động gián điệp chống lại Trung Quốc.
Thông tin liên quan đến việc xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Nanji là rất nhạy cảm, nó có thể sẽ là bàn đạp cho một cuộc xung đột hải quân tiềm tàng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về sự tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku).