Mali vẫn đang gồng mình đấu tranh để tìm lại sự bình yên trên đất nước sau khi lực lượng quân sự do Pháp dẫn đầu, vào tháng 1-2013, đã đẩy lùi tổ chức al-Qaeda ra ngoài lãnh thổ ở phía Bắc đất nước mà quân khủng bố đã kiểm soát năm trước đó.
Lực lượng an ninh đang vây ráp tại khách sạn Rabisson, Mali hôm 20-11 (ẢNh: Twitter)
Tháng trước, Tổng thống Mali Boubacar Keita có đến Pháp nhằm kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ Mali sau “chiến thắng” quân khủng bố vào năm 2013.
Tháng 6-2014, ông Keita đã ký một thỏa thuận hòa bình với những người ly khai Tuareg ở phía bắc đất nước. Nơi đây, chính quyền Mali đã trao cho họ quyền tự trị rộng rãi nhưng chính quyền trung ương vẫn đang nỗ lực kiểm soát miền Bắc đất nước. Đây cũng là nơi sinh sôi nạn buôn bán ma túy và vũ khí trái phép của những thanh niên thất nghiệp.
Có 1.000 quân Pháp ở Mali cùng nhiều quân lính của Liên Hiệp Quốc. Đức cũng có quân lính đồn trú tại Mali từ khi Đức tham gia một nhiệm vụ huấn luyện quân đội EU ở phía nam.
Hôm 19-11, Thủ tướng Ireland cho hay nước này sẽ gửi quân đội tới thay thế cho quân lính Pháp ở Mali để "gánh vác" thay họ khi tiếp tục chiến đấu chống IS. Hãng thông tấn Tân Hoa xã cho hay nhiều du khách Trung Quốc cũng đang bị mắc kẹt bên trong khách sạn.
Sau cuộc đảo chính quân sự năm 2012, các phần tử cực đoan Hồi giáo đã giành quyền kiểm soát phía bắc Mali, chính điều này đã dẫn đến sự can thiệp quân sự do Pháp dẫn đầu vào năm 2013. Những tên khủng bố đã bị “tống” ra khỏi lãnh thổ các thị trấn và TP phía bắc Mali nhưng tình hình phía bắc vẫn không an toàn, các cuộc bạo loạn vẫn diễn ra và mở rộng xa hơn tới phía nam đất nước trong năm nay.