Săn tiền thưởng: Nền ‘công nghiệp tư pháp’ kiểu Mỹ

Điều thú vị là nền “công nghiệp” này gần như chỉ có duy nhất tại nước Mỹ. Ở mọi quốc gia khác trên thế giới, việc bắt giữ tội phạm và đưa ra tòa xét xử là công việc của lực lượng hành pháp. Mọi hình thức săn tiền thưởng đều bị xem là phạm pháp.

Nền “công nghiệp” đậm chất Mỹ

Không ai xa lạ gì với hình ảnh những tay cao bồi miền Viễn Tây lùng bắt tội phạm bị truy nã. Hình ảnh ấy vẫn tồn tại ở nước Mỹ thời hiện đại. Các thợ săn tiền thưởng ngày nay là người truy tìm những đối tượng không đến dự các buổi điều trần hoặc xét xử tại tòa án hình sự và đưa các đối tượng này giao lại cho cơ quan tư pháp. Những thợ săn này được tuyển mộ bởi các công ty hoặc cá nhân bảo lãnh hộ, một hình thức đóng tiền để nghi phạm được cho tại ngoại chỉ có duy nhất tại Mỹ và Philippines. Tuy nhiên, chỉ riêng tại Mỹ thì nghề thợ săn tiền thưởng mới phát triển mạnh mẽ như một ngành “công nghiệp” thu lợi nhuận lớn. Theo tờ báo mạng Ozy (Mỹ), những người bảo lãnh hộ từng có thời điểm kiếm được trung bình từ 60.000 đến 120.000 USD một năm.

Trong hệ thống tư pháp Mỹ, khi bị bắt giữ, nghi phạm có quyền đóng tiền để được tại ngoại trong thời gian chờ hầu tòa thay vì phải bị tạm giam trong tù. Tuy nhiên, nếu như không đủ tiền đóng bảo lãnh, người thân của nghi phạm có thể đóng chỉ 10%-15% số tiền trên cho người bảo lãnh hộ. Người thân của nghi phạm cũng sẽ ký một số tài sản cá nhân, như nhà hay xe hơi, làm tài sản đền bù nếu như người được tại ngoại không hầu tòa. Người bảo lãnh hộ sau đó sẽ làm một cam kết với tòa án rằng nghi phạm sẽ có mặt tại tòa đúng hạn nếu không sẽ phải đền cho tòa án toàn bộ 100% số tiền bảo lãnh. Chính vì thế nếu như người được bảo lãnh chạy trốn, các tay thợ săn chuyên nghiệp sẽ vào cuộc.

Thường thì những tay săn tiền thưởng sẽ được hưởng không quá 10% số tiền bảo lãnh. Các tay săn tiền thưởng này thường được thuê không chỉ để truy lùng dấu vết của những kẻ trốn hầu tòa, mà còn ra tay bắt giữ đối tượng giao về cho cơ quan tư pháp nếu như người thuê yêu cầu và pháp luật địa phương cho phép. Theo trang tư vấn pháp luật HG.org (Mỹ), các thợ săn tiền thưởng bắt giữ trung bình 30.000 trường hợp trốn hầu tòa mỗi năm, tương đương khoảng 90% số người trốn hầu tòa của Mỹ.

Tại Mỹ có cả một chương trình truyền hình thực tế về một gia đình chuyên săn tiền thưởng. Ảnh: A&E

Tháng 12-2015, một thợ săn tiền thưởng bị truy tố liên quan đến cái chết của hai thiếu niên khi đang truy đuổi tội phạm. Ảnh: AP

Quyền hạn của thợ săn đến đâu?

Thợ săn tiền thưởng tại Mỹ có nhiều mức độ quyền hạn khác nhau khi thực hiện “hợp đồng” của mình. Nhìn chung, tùy vào luật pháp của từng bang mà một thợ săn tiền thưởng có quyền xông vào nhà của người trốn hầu tòa mà không cần lệnh của tòa án hay không. Tuy nhiên, theo trang HG.org, đa số các bang tại Mỹ không cho phép những thợ săn này tự tiện vào nhà người dân để truy tìm kẻ đào tẩu, trừ nhà của chính nghi phạm đó, nếu như không có lệnh của tòa hoặc sự cho phép của chủ nhà.

Ít nhất 10 bang tại Mỹ có điều luật cụ thể quy định quyền hạn của thợ săn tiền thưởng khi khám xét nhà và các tài sản cá nhân khác. Tại bang Arizona, người thợ săn chỉ được quyền bước chân vào một căn nhà để truy lùng nghi phạm khi được sự đồng ý của toàn bộ các cá nhân có mặt trong nhà thời điểm đó. Tại bang Washington, thợ săn phải có “cơ sở hợp lý” để kết luận rằng nghi phạm đang trốn trong căn nhà mà họ muốn khám xét, đồng thời phải báo cho chính quyền địa phương trước khi vào nhà người dân. Không chấp hành các điều luật này, người thợ săn tiền thưởng đứng trước nguy cơ bị khởi kiện vì xâm phạm tài sản cá nhân.

Một số bang cũng không cho phép thợ săn truy lùng tội phạm bên ngoài phạm vi địa phương. Nếu người thợ săn này truy lùng một kẻ đào tẩu tại một bang không cho phép hình thức săn tiền thưởng, họ sẽ không có được sự bảo vệ của pháp luật của bang đăng ký làm việc. Tất cả bang cho phép hình thức săn tiền thưởng này cũng yêu cầu các thợ săn phải báo cáo cho cơ quan hành pháp địa phương khi bắt giữ đối tượng. Tại Virginia, thời hạn này là ít nhất 24 tiếng trước khi bắt giữ và 60 phút sau khi bắt giữ.

Tại thủ đô Washington và một số bang khác như Florida hay Kentucky, săn tiền thưởng bị giới hạn nghiêm ngặt hoặc thậm chí bị cấm. Một số nơi cũng cấm hình thức bảo lãnh hộ để nghi phạm tại ngoại. Những bang cho phép hình thức này cũng có các quy định cụ thể để có giấy phép làm một thợ săn tiền thưởng.

Cần gì để thành thợ săn?

Trang Bounty Hunter Edu cho biết các điều kiện tối thiểu để có giấy phép hành nghề ở mỗi bang mỗi khác. Tuy nhiên, các chính quyền địa phương đều có điểm chung là yêu cầu người thợ săn phải hoàn thành các chương trình huấn luyện hoặc có kinh nghiệm đặc biệt về truy lùng tội phạm. Những người muốn thành thợ săn tiền thưởng cũng phải không có tiền án hình sự, chưa từng phạm phải các tội danh nghiêm trọng. Một số bang cũng tiến hành thi tuyển và đặt ra giới hạn tuổi tác cho những người muốn làm nghề này.

Đa số các bang không cho phép những người đang làm việc trong ngành tư pháp và hành pháp như cảnh sát, công tố viên hay nhân viên tòa án hành nghề thợ săn tiền thưởng. Một số bang còn yêu cầu các thợ săn phải có đồng phục thể hiện họ hành nghề này, chẳng hạn như mặc áo chống đạn hoặc áo có dòng chữ “Nhân viên thực thi bảo lãnh” khi tiến hành bắt giữ.

Thợ săn tiền thưởng sắp “tuyệt chủng”

Với làn sóng cải cách tư pháp tại Mỹ, hệ thống tòa án đang cân nhắc lại hình thức đóng tiền bảo lãnh tại ngoại của nước này. Những thợ săn tiền thưởng và cả những người bảo lãnh hộ đang đứng trước nguy cơ “tuyệt chủng”.

Nhiều bang tại Mỹ đang chịu áp lực lớn bởi tình trạng quá tải nhà tù và các vụ bê bối liên quan đến điều kiện sống của tù nhân. Hơn 60% tù nhân trong các nhà giam là những người chưa được xét xử. Cứ sáu tù nhân thì có đến năm người không phải là mối nguy hại lớn đối với xã hội. Họ phải ngồi tù chỉ vì không đủ tiền bảo lãnh. Để giải bài toán này, từ năm 2010, nhiều chính quyền địa phương đã thử nghiệm cho nghi phạm được tại ngoại dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền trước khi ra hầu tòa. Chỉ những trường hợp được thẩm định là đặc biệt nguy hiểm đối với xã hội mới bị tạm giam. Cherise Burdeen, Giám đốc Viện Công lý trước khi xét xử, khẳng định cách thức này giúp bảo vệ tầng lớp người nghèo không có tiền để tại ngoại.

Tuy nhiên, các biện pháp này đang khiến cho hai nghề đậm chất Mỹ là săn tiền thưởng và bảo lãnh hộ đứng trước nguy cơ biến mất khỏi nước Mỹ. Trang Ozy cho biết tại những địa phương tiến hành thử nghiệm, số vụ săn tiền thưởng và bảo lãnh hộ đã giảm đi hơn một nửa trong những năm qua. Mức tiền bảo lãnh và tiền thưởng cũng giảm đi qua từng năm.

Thế nhưng việc “kết liễu” đặc điểm lâu đời này của hệ thống tư pháp Mỹ sẽ không hề dễ dàng. Nhóm vận động hành lang Liên minh Bảo lãnh Mỹ (ABC) đang dốc sức giữ cho ngành “công nghiệp” độc nhất vô nhị này tiếp tục tồn tại. Nhóm này đã có công đẩy tỉ lệ tại ngoại nhờ đóng tiền bão lãnh từ 23% lên hơn 46% trong suốt 25 năm qua.

Không khuyến khích làm người hùng

Săn tiền thưởng chỉ là hình thức săn lùng các nghi can đã bị lực lượng chấp pháp bắt giữ và cho phép tại ngoại. Chính quyền Mỹ không cho phép các tổ chức và cá nhân dân sự tự ý bắt giữ trái phép những nghi can hình sự bị truy nã, trừ trường hợp tự vệ chính đáng. Cục Điều tra liên bang khi phát lệnh truy nã chỉ treo thưởng cho việc cung cấp thông tin và thường khuyến cáo người dân đừng đóng vai người hùng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…