Vì sao các nước Trung Đông ngại gia nhập lực lượng đặc nhiệm của Mỹ ở Biển Đỏ?

(PLO)- Các nước đồng minh, đối tác của Mỹ ở Trung Đông không tham gia lực lượng đặc nhiệm của Mỹ ở Biển Đỏ vì nhiều lý do, trong đó có lo ngại nguy cơ sa lầy vào các cuộc đối đầu trong khu vực.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hôm 18-12, Mỹ tuyên bố thành lập lực lượng đặc nhiệm hải quân đa quốc gia, gồm 10 nước, để hộ tống các tàu thuyền di chuyển trên Biển Đỏ nhằm tránh các cuộc tấn công của lực lượng Houthis tại Yemen do Iran hậu thuẫn. Điều đáng chú ý là không có quốc gia nào trong khu vực đồng ý tham gia sáng kiến này của Mỹ, ngoại trừ quốc đảo nhỏ bé Bahrain.

Các nước ven Biển Đỏ chùn bước

Ngay cả những quốc gia có thương mại và doanh thu phụ thuộc nhiều vào việc đảm bảo an toàn cho các tuyến đường vận chuyển trên Biển Đỏ cũng chần chừ trước sáng kiến của Mỹ.

Ai Cập đã kiếm được kỷ lục 9,4 tỉ USD từ các tàu đi qua Kênh đào Suez đến hoặc đi từ Biển Đỏ vào năm ngoái, chiếm khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội và đóng vai trò là nguồn thu ngoại tệ đáng kể. Phản ứng chính thức duy nhất từ Ai Cập về sáng kiến của Mỹ là tuyên bố hôm 18-12 từ Cơ quan quản lý kênh đào Suez rằng họ đang theo dõi tình hình.

Vì sao các nước Trung Đông ngại gia nhập lực lượng đặc nhiệm của Mỹ ở Biển Đỏ?
Lực lượng Houthis bắt giữ tàu chở hàng Galaxy Leader ngoài khơi Yemen vào tháng 11. Ảnh: YAHYA ARHAB/EPA

Đối với Saudi Arabia, mối quan hệ của Saudi Arabia với nhóm Houthis rất phức tạp ngay cả trước cuộc chiến ở Gaza. Sau nhiều năm giằng dai trong cuộc chiến với Houthis, Saudi Arabia đang mong đạt được một thỏa thuận hòa bình và không tham gia vào một cuộc đối đầu mới.

Oman, quốc gia làm trung gian giữa cộng đồng quốc tế và Houthis, đã từ chối gây áp lực với Houthis để yêu cầu Houthis ngừng các cuộc tấn công vào tàu thuyền, đồng thời nói rằng lệnh ngừng bắn ở Gaza phải được ưu tiên hàng đầu, theo một nguồn tin giấu tên thân cận với các quan chức Oman.

Vì sao các nước không ủng hộ Mỹ ở Biển Đỏ?

Với việc Mỹ liên tục tuyên bố ủng hộ cuộc chiến của Israel ở Dải Gaza khiến người dân dân Ả Rập phẫn nộ, dường như không quốc gia nào trong khu vực muốn hợp tác với Mỹ trong một hoạt động quân sự.

TS. Sanam Vakil, giám đốc chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Chatham House - viện nghiên cứu và tư vấn các vấn đề quốc tế có trụ sở tại London (Anh), nhận định: “Đây thực sự là một thời điểm khó chịu và khó xử đối với hầu hết các quốc gia Ả Rập. Họ không muốn bị coi là ủng hộ việc Israel phá hủy Gaza và các chiến thuật bạo lực của nước này dưới bất kỳ hình thức nào.”

Cùng ý kiến, ông Jon Alterman, Phó chủ tịch cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Mỹ, cho rằng điều khó khăn là không ai muốn tham gia vào một cuộc chiến không có hồi kết ở Trung Đông, nhưng chưa chắc là Houthis sẽ không muốn dây vào cuộc chiến không có hồi kết với Mỹ.

Các đồng minh của Mỹ trong khu vực cũng rất thận trọng. Saudi Arabia, giáp biên giới với Yemen, ủng hộ cách tiếp cận ngoại giao, chừng mực hơn đối với Houthis vì lo ngại rằng nước này sẽ trở thành mục tiêu gây hấn đối với Houthis, hãng thông tấn Bloomberg News đưa tin.

Vì sao các nước Trung Đông ngại gia nhập lực lượng đặc nhiệm của Mỹ ở Biển Đỏ?
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói chuyện với các thành viên của lực lượng đặc nhiệm hải quân Biển Đỏ tại trụ sở Bộ Tư lệnh Trung tâm Hải quân Mỹ ở Manama, Bahrain hôm 19-12. Ảnh: AP

Iran chống đối sáng kiến của Mỹ ở Biển Đỏ

Iran - nước hậu thuẫn Houthis, cực lực chỉ trích nỗ lực của Mỹ, cảnh báo rằng liên minh này sẽ gây “những vấn đề nghiêm trọng” và tuyên bố “không ai có thể tiến hành những động thái nào trong khu vực (Biển Đỏ) mà Iran đang chiếm ưu thế nhiều hơn”.

Iran cũng tìm cách chứng minh rằng mình không liên quan trực tiếp đến các cuộc tấn công bằng tên lửa, rocket hoặc máy bay không người lái (UAV) nhằm vào Israel hoặc các tàu ở Biển Đỏ, và luôn khẳng định các cuộc tấn công của Houthis là do nhóm này tự hành động. Tiến sĩ Vakil cho biết mục tiêu của Iran là để tránh thu hút sự chỉ trích trực tiếp từ Mỹ.

Trong những tháng gần đây, Iran đã tìm cách tô đậm sức mạnh của mình, lưu ý rằng Houthis là một điểm trong “trục kháng chiến”, gồm các lực lượng vũ trang do Iran hậu thuẫn chống lại Israel và đồng minh ở khu vực.

Việc phá vỡ các tuyến thương mại của phương Tây phù hợp với những nỗ lực của Iran nhằm đối đầu với Mỹ và các đồng minh của nước này và tăng doanh thu của nước này bằng cách bất cứ điều gì đẩy giá dầu tăng. Dù vậy, nước này vẫn tìm cách tránh leo thang cuộc xung đột ở Gaza thành một cuộc chiến tranh khu vực.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm