Việt Nam đang là cơ hội vàng để đầu tư

Mức tăng trưởng của các công ty nội địa thấp, chỉ có khoảng 20 công ty có mức tăng trưởng trên 1 tỉ USD/năm. Trong đó có 15 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), còn lại là công ty tư nhân. Thế nhưng có rất nhiều công ty đa quốc gia tại Việt Nam có doanh thu trên 1 tỉ USD/năm. Đó là lời khẳng định của bà Doan Nguyen Hansen, đại diện Công ty Mckinsey&Company, tại hội nghị Cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam do Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn SSI tổ chức vào ngày 11-9, tại TP.HCM.

Theo ông Darryl James Dong, đại diện Tổng Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), đây là thời điểm vàng để đầu tư tại Việt Nam. Các nhà đầu tư rất quan tâm đến cổ phần hóa (CPH) DNNN ở Việt Nam, đặc biệt là vấn đề mua bán nợ xấu.

DNNN chỉ giữ lại nhóm an ninh quốc phòng

TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cũng cho rằng gần đây rất nhiều nhà đầu tư than cải cách DNNN của chúng ta lề mề. họ băn khoăn liệu CPH DNNN có thật hay không. Để điều đó thành sự thật, chúng ta cần tuân thủ hai nguyên tắc, đó là tốc độ và thời gian CPH.

Tuy nhiên, theo ông Thành, đến nay DNNN còn nắm giữ 100% vốn trừ lĩnh vực an ninh quốc phòng. “Chúng ta đang có hai cách làm: Một là bán hết 100%, hai là làm từng bước một như nhiều DNNN đang làm. Trước mắt là Nhà nước chỉ nắm giữ 60%-70%, dần dần sau này cũng bán hết 100%” - ông Thành nói.

Ông Nguyễn Trọng Dũng, Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp Văn phòng Chính phủ, cho biết tính đến ngày 10-9, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã phê duyệt 65 DN là công ty cổ phần, một tập đoàn (là Tập đoàn Dệt may), một tổng công ty (là Vietnam Airlines).

Dây chuyền sản xuất của công ty Nidec Tosok tại khu công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: Hữu luận

Sở dĩ CPH chậm, theo ông Thành là do chúng ta đang gặp trở ngại lớn về kỹ thuật. Trong đó đứng đầu là việc định giá DNNN, gắn với đất đai. Có những DN được Nhà nước giao đất, có DN lại đi thuê. Hay việc tìm đối tác chiến lược, rồi vấn đề xã hội sau khi CPH sẽ liên quan đến việc làm của hàng ngàn lao động. Cuối cùng là vấn đề áp lực khi phải lên sàn niêm yết.

̉ lý nợ xấu phải chấp nhận lỗ

Mặc dù quyết liệt thực hiện CPH DNNN nhưng có ý kiến cho rằng hiện Nhà nước còn nắm giữ cổ phần cao, hoặc có những DN chưa CPH được. Theo ông Dũng, không phải ta không bán mà chưa bán được. Chính phủ cũng đang yêu cầu quyết liệt các DN đã cổ phần cần tiếp tục thoái vốn để đạt tỉ lệ theo đúng yêu cầu. Riêng vấn đề định giá, chúng ta thuê cả đối tác trong nước và nước ngoài.

Cũng là một nhà đầu tư nước ngoài, TS Alan Phan chia sẻ nhà đầu tư quan tâm đến lợi nhuận trong bất kỳ thương vụ nào. Song muốn thành công thì mối bận tâm hàng đầu là giá cả và sự minh bạch. Ví dụ, chúng ta nên đưa ra con số rõ ràng, công ty này muốn bán 15%, công ty kia muốn bán 30%... Khi bày ra hết mọi góc cạnh, ít nhất nhà đầu tư cũng tin rằng có sự minh bạch và lúc ấy chúng ta sẽ không khó để tìm đối tác chiến lược.

Tương tự, ông Darryl James Dong cho rằng chúng ta nên thẳng thắn khi nói về nợ xấu cao. Thực sự không một ngân hàng nào trên thế giới không có nợ xấu. Ngay cả lúc thịnh vượng nhất vẫn xuất hiện nợ xấu. “Cả đời tôi mấy chục năm chỉ làm duy nhất một việc là xử lý nợ xấu. Ở mỗi quốc gia nợ xấu được xử lý mỗi cách khác nhau. Nợ xấu Việt Nam khác nợ xấu các nước. Tại các nước, các DN bán nợ xấu theo giá thị trường và chính phủ chịu lỗ hoặc ngân hàng chịu lỗ là xong nhưng Việt Nam hiện chưa thống nhất giải pháp. Đại diện IFC ủng hộ việc bán nợ xấu theo giá thị trường. Nên câu hỏi đặt ra ở đây là Chính phủ cần phải xác định ai là bên gánh chịu lỗ nếu DN muốn bán nợ xấu. Và cần có những quy trình rõ để xác định quy chế bán nợ xấu, khung pháp lý, định chế…” - ông Darryl bày tỏ.

Chủ tịch HĐQT SSI - ông Nguyễn Duy Hưng thừa nhận rất nhiều nhà đầu tư muốn mua nợ xấu và họ đang đánh giá cơ chế để đưa ra quyết định cuối cùng...

YÊN TRANG

̣ xấu sẽ không còn xấu

Nợ xấu lúc nào cũng tồn tại trong ngân hàng và đó là điều bình thường. Sau năm 2015 nợ xấu vẫn tiếp tục tồn tại. Vấn đề khó nhất hiện nay là tốc độ xử lý nợ xấu phải thấp hơn tốc độ phát sinh nợ xấu. Khi chúng ta có thị trường mua bán nợ, việc mua bán bình thường và lúc này thành ra chẳng có gì là xấu cả.

TS TRẦN DU LỊCH,
Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM

Cần phải phối hợp giữa các bộ, ngành và Chính phủ để tạo hành lang pháp lý cho công ty quản lý quỹ được tham gia mua bán nợ xấu, hiện tại công ty quản lý quỹ chỉ được phép mua bán chứng khoán.

Ông NGUYỄN KHẮC HẢI, Phó Tổng Giám đốc Công ty
Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - SSI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm