Vụ SADECO: Bị cáo và luật sư bất đồng quan điểm việc xét hỏi phần định giá
HOÀNG YẾN
Ngày 31-12, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử vụ sai phạm liên quan đến Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO).
Trả lời luật sư, hai đại điện Hội đồng định giá tài sản thường xuyên của TP.HCM tại toà xác định trực tiếp tham gia cả ba lần định giá tài sản trong vụ án.
Theo hồ sơ, quá trình điều tra bổ sung, CQĐT đã trưng cầu Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự TP.HCM định giá toàn bộ tài sản, các khoản phải thu, phải trả của SADECO để làm cơ sở xác định thiệt hại trong việc bán cổ phần cho Nguyễn Kim.
Hội đồng định giá đã xác định thời điểm tháng 1-2017, giá trị tài sản của SADECO là 3.245 tỉ đồng, giá trị các khoản nợ phải trả là 481 tỉ, giá trị 1 cổ phần là 162.571 đồng. Đối với phần giá trị tài sản vô hình bao gồm giá trị thương hiệu, lợi thế thương mại của doanh nghiệp thì SADECO là doanh nghiệp luôn có kết quả kinh doanh tốt, các năm đều có lợi nhuận, tiềm năng, giá trị doanh nghiệp lớn. Do đó, giá trị thương hiệu và lợi thế thương mại của SADECO luôn là số dương.
HĐXX đang nghe bị cáo trình bày. Ảnh: M.TÂM
Theo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo, CQĐT lấy giá trị thấp nhất bằng 0 đồng để tính giá trị tài sản vô hình của SADECO. Từ đó, CQĐT xác định có đủ cơ sở xác định giá trị cổ phần của SADECO tại thời điểm phát hành cho Nguyễn Kim tháng 1-2017 là 162.571 đồng. Như vậy, thiệt hại của SADECO trong việc bán 9 triệu cổ phần cho Nguyễn Kim là 1.103 tỉ đồng.
Nó về việc định giá tài sản, Hội đồng cho biết tiếp nhận yêu cầu của CQĐT và các thông tin tài sản do CQĐT cung cấp cùng tài liệu chứng cứ để định giá. Và căn cứ để định giá tài sản. Nghị định 30 của Chính phủ và Thông tư 30 của Bộ Tài chính để định giá. Đồng thời khẳng định Hội đồng không định giá doanh nghiệp mà định giá tài sản liên quan đến quyền sử dụng đất và các tài sản (nếu có) theo giá thị trường.
Luật sư hỏi công ty SADECO có phải là doanh nghiệp Nhà nước theo Luật không. Nội dung này, đại diện hội đồng định giá không trả lời vì nó không thuộc trách nhiệm của mình.
Theo luật sư, trong vụ án SADECO có nhiều tài sản khó định giá. Tuy nhiên bị cáo Vũ Xuân Đức (nguyên thành viên HĐTV Công ty IPC) giơ tay ý kiến về việc xét hỏi của luật sư.
Theo đó, bị cáo cho rằng bản thân nhận định không đấu giá là sai sót. Chính vì vậy, việc định giá có chênh hay lệch hơn thì luật sư không cần hỏi sâu quá trình định giá. Từ đó chủ toạ đề nghị luật sư nghe ý kiến thân chủ.
Hai bị cáo Tề Trí Dũng, Tất Thành Cang. Ảnh: N.NHI
Tuy nhiên theo luật sư, “bác sĩ thì biết thế nào là tốt nhất cho bệnh nhân” nên ông tiếp tục hỏi. Sau đó, HĐXX nhắc nhở luật sư tôn trọng ý kiến bị cáo, đề nghị xét hỏi đối với phần định giá. Những vấn đề chưa đồng tình có thể trình bày tại phần tranh luận, đúng- sai HĐXX sẽ xem xét.
Nhiều bị cáo khác như Tề Trí Dũng (cựu tổng giám đốc, thành viên HĐTV IPC, chủ tịch HĐQT Công ty SADECO) cũng đề nghị luật sư mình không truy hỏi các giám định viên về thiệt hại của vụ án. Theo bị cáo Dũng, sai phạm xảy ra tại SADECO bản thân bị cáo nhận thức đã làm sai. Luật sư không cần thiết phải hỏi thêm về vấn đề này, vì việc này đã được xác định.
Trước đó, HĐXX có thẩm vấn liên quan đến việc ấn định giá trị cổ phần của SADECO trong quá trình chuyển nhượng trái pháp luật. Đại diện Công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM (HSC) trình bày HSC không có chức năng thẩm định giá nhưng theo giấy phép của Ủy ban Chứng khoán nhà nước. HSC có chức năng tư vấn tài chính, tư vấn quá trình cổ phần hóa và xác định giá trị doanh nghiệp.
Do vậy, khi HSC và SADECO ký hợp đồng tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp thì ngày 25-1-2017, HSC có báo cáo định giá xác định giá trị cổ phần của Sadeco là 36.548 đồng/cổ phần.
Từ đây, SADECO đã đưa phương án phát hành 9 triệu cổ phần của Sadeco cho cổ đông chiến lược Công ty Nguyễn Kim với giá bán 40.000 đồng/cổ phần.
Chủ toạ đặt vấn đề HSC trong chứng thư thẩm định giá của mình có khuyến cáo gì với SADECO không? Đại diện HSC trả lời trong trang 3 của báo cáo gửi đi, HSC khuyến cáo 2 nội dung rất rõ, gồm: báo cáo này không cấu thành đề nghị khuyến cáo mua hay bán bất cứ sản phẩm chứng khoán nào. Và HSC cùng các công ty liên kết của HSC sẽ không có trách nhiệm phải cung cấp hoặc lên kế hoạch sắp xếp vốn cho bất cứ giao dịch nào hoặc mua chứng khoán liên quan.
Ngoài ra đại diện HSC cho biết quá trình ký hợp đồng với Sadeco HSC cũng nói rõ không có chức năng chính về thẩm định giá, mà chỉ có chức năng tư vấn.
HĐXX tuyên bố kết thúc phần xét hỏi và sẽ tiếp tục phiên xử vào sáng 4-1-2022 với phần tranh luận.
(PLO)- Dự thảo đề xuất lấy tên tỉnh Đồng Tháp sau sáp nhập Đồng Tháp và Tiền Giang, lý do là tên Đồng Tháp có tính thương hiệu cao, gắn liền với đặc trưng sinh thái – văn hóa của cả 2 tỉnh.
(PLO)- Một phụ nữ tử vong cạnh ô tô cháy rụi, nghi là án mạng; Xe chở 20 em học sinh bị lật, nhiều em bị thương; Clip ghi lại cảnh cướp ngân hàng ở Hà Nội; Nghe tiếng sét đánh, người đàn ông giật mình té xe dẫn tới tử vong; Phát hiện 20 tấn gà ủ muối, đông lạnh 'bẩn' trong kho ở Hà Nội.
(PLO)- Nguyên Phó Chánh án Thường trực TAND tối cao hứa sẽ tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu và truyền đạt kinh nghiệm cho các thế hệ sau.
(PLO)- Vụ cô gái dừng đèn đỏ bị đâm tử vong, HĐXX nhận định các bị cáo phạm sai lầm, bất chấp pháp luật, gây tai nạn ảnh hưởng đến tính mạng của người dân, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
(PLO)- Tại tọa đàm "Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM", bà Nguyễn Thị Thùy Dung (Phó Chánh án TAND TP.HCM) đã có những chia sẻ pháp lý chuyện kiều bào mua nhà đất trước đây và bây giờ...
(PLO)- Bị can Nguyễn Văn Thanh đã mua chín mô tô phân khối lớn không rõ nguồn gốc rồi làm giả bộ hồ sơ để qua mặt cơ quan chức năng, đăng ký thành xe hợp pháp.
(PLO)- Tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất phạt tù từ 12 năm đến 30 năm, tù chung thân, chung thân không xét giảm án hoặc tử hình đối với tội danh gián điệp.
(PLO)- Nữ bị cáo gây ra vụ tai nạn làm chết cô gái dừng đèn đỏ khai chưa có giấy phép lái xe, có phóng nhanh, bấm còi liên tục, lạng lách nhưng không có ý định đua xe.
(PLO)- Sáng 22-4, tại trụ sở báo Pháp Luật TP.HCM đã diễn ra tọa đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM”. Tọa đàm được tổ chức nhằm lắng nghe những hiến kế mang tính chiến lược và hành động từ các chuyên gia kiều bào góp phần phát triển TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung.
(PLO)- Tọa đàm "Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM" là cơ hội để cộng đồng kiều bào chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm và đóng góp giải pháp xây dựng thành phố phát triển bền vững, hiện đại.
(PLO)- Liên quan sai phạm tại Tổng công ty Chè Việt Nam, ngoài bản án đối với các bị cáo, Tòa án kiến nghị UBND Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng thu hồi 3 khu đất đắc địa.
(PLO)- Sau hơn 10 tháng điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã bóc gỡ thành công chuyên án ma túy xuyên quốc gia quy mô lớn, đề nghị truy tố 73 bị can, trong đó 29 người đối diện án tử.
(PLO)- Kiều bào gợi mở có thể áp dụng những cơ chế đặc thù, học hỏi từ các mô hình thành công như Singapore và Sydney để thu hút đầu tư, xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM.
(PLO)- Hai bị cáo điều khiển xe chạy với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, bấm còi, vượt đèn đỏ và tông vào cô gái dừng đèn đỏ ở ngã tư Trần Hưng Đạo-Bà Triệu.
(PLO)- Tọa đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM” được tổ chức với mong muốn kết nối trí tuệ Việt toàn cầu vì tương lai của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.