Hỗ trợ tín dụng gây tranh luận

Ông Lê Đình Hiếu (Sở Công Thương TP.HCM) góp ý rằng việc hỗ trợ mặt bằng nên linh hoạt, cho phân lô nhỏ để DN nhỏ thuê mặt bằng. Hiện nay nhiều khu công nghiệp phân lô 5.000 m2/lô, trong khi DN nhỏ chỉ cần khoảng 1.000 m2 để hoạt động và cũng chỉ có khả năng thuê 1.000 mmà thôi.

Theo ông Hiếu, hộ kinh doanh cá thể không muốn chuyển thành DN vì ngại thủ tục thuế, thủ tục kê khai. Bản thân chủ DN không cố ý làm sai nhưng về chuyên môn kỹ thuật có thể không rành rẽ nên rất sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ truy thu, phạt.

Vì vậy nên quy định một thời hạn kiểm tra quyết toán thuế vừa phải đối với nhóm DN này, khi đến thời hạn mà cơ quan thuế không kiểm tra thì coi như chấp nhận DN làm đúng.

Ông Trần Việt Anh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Nam Thái Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP, cho rằng tiêu chí xác định DN nhỏ là DN có dưới 300 lao động như dự thảo đã quá cũ rồi. Hiện nay, những DN nhỏ của Đài Loan đang làm giày dép, gỗ ở Bình Dương hiện đã trên 1.000 lao động rồi. Thứ hai, hỗ trợ tiếp cận tín dụng, chúng ta nên áp dụng tín dụng cho DN không thấp hơn năm trước. Hạn mức tăng hàng năm, đặc biệt tăng theo sự tăng trưởng của DN. Ví dụ, năm nay tôi tăng sản xuất 30% thì tín dụng anh cho tôi cũng sẽ tăng 30%.

Ông cũng cho rằng phải bỏ ngay thuế khoán thì mới công bằng với các DN.

Trong khi đó, ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội DN Cơ khí TP.HCM, nếu nâng “size” lên 2.000 – 3.000 lao động mới được xem là nhỏ thì chắc DN “rớt” hết. Ông cho rằng quy mô dưới 300 người như dự thảo là phù hợp tình hình hiện nay của DN Việt Nam. Ông góp ý “có những điều luật không nên có. Ví dụ quy định về miễn giảm thuế sẽ theo quy định về thuế. Vậy quy định trong luật về thuế là được rồi, còn quy định trong Luật này làm gì nữa”.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần được hỗ trợ thiết thực về cơ chế, chính sách.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, góp ý rằng dự thảo này đưa ra nguyên tắc bảo lãnh tín dụng mà không nói rõ sẽ hỗ trợ cái gì. Đưa nguyên tắc nhưng đưa như thế là không cần thiết, còn đã đưa nguyên tắc thì cũng phải đưa nhiều nội dung hơn về quỹ bảo lãnh tín dụng, như bảo lãnh cái gì, cho ai...

Ông cũng cho biết Quỹ bảo lãnh tín dụng tại TP.HCM có 200 tỉ mà 2 năm nay không hoạt động hiệu quả, DN muốn được bảo lãnh thì phải có tài sản, mà DN đã có tài sản thì vay ngân hàng luôn chứ cần gì quỹ bảo lãnh nữa!

Đáp lại ý kiến của các đại biểu, ông Minh cho rằng tín dụng cho DN còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế và tình hình từng giai đoạn, chứ không thể DN tăng nóng bao nhiêu thì tín dụng tăng theo bấy nhiêu.

Bà Trương Lê Mỹ Ngọc, Phó trưởng ban Kinh tế - Ngân sách (Hội đồng nhân dân TP.HCM) cho rằng dự luật hài ra nhiều nội dung chứ thực chất lại không được nhiều. Chúng ta nên cụ thể ra, có thể hỗ trợ cái gì thì ghi rõ ra. Ví dụ, yêu cầu công khai, minh bạch thì đương nhiên phải làm, có cần phải ghi lại đây không? Trong khi đó, DN đến các cơ quan xin thông tin thì chưa chắc đã được cung cấp, nại việc phát ngôn, nại rất nhiều việc khác... để không cung cấp.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho biết sẽ tiếp tục nhận đóng góp ý kiến về dự Luật này.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.