10 điều hiểu sai về quyền phòng vệ tập thể Nhật

1. Vai trò, sứ mệnh của lực lượng phòng vệ Nhật sẽ thay đổi cơ bản: Không đúng. Quyền phòng vệ tập thể chỉ được phép thực hiện dưới các điều kiện nghiêm ngặt.

2.Quân đội Nhật sẽ tham chiến ở nước ngoài: Thủ tướng Shinzo Abe đã khẳng định thay đổi chính sách an ninh chỉ để bảo vệ Nhật.

3. Lực lượng phòng vệ Nhật có thể triển khai đến bán đảo Triều Tiên trong tình huống khẩn cấp: Hàn Quốc đã yêu cầu Nhật phải xin phép nếu muốn làm như vậy.

4.Thủ tướng Shinzo Abe đã hủy hoại hiến pháp hòa bình: Năm 1954, Văn phòng pháp chế nội các Nhật đã giải thích rằng hiến pháp cho phép thực thi quyền phòng vệ tập thể theo điều 51 Hiến chương LHQ với điều kiện phòng vệ ở mức tối thiểu cần thiết. Sau đó, quyền phòng vệ tập thể vẫn không được xem là thích hợp chỉ vì không đáp ứng được điều kiện phòng vệ ở mức tối thiểu cần thiết. Điểm thay đổi mới hiện nay là nội các Nhật đã khẳng định quyền phòng vệ tập thể đã thỏa mãn yêu cầu phòng vệ ở mức tối thiểu cần thiết.

5. Quyết định của nội các Nhật thiếu minh bạch: Trước khi nội các quyết định, liên minh cầm quyền đã họp 11 lần trong gần hai tháng. Hằng ngày báo chí đưa tin nội dung thảo luận. Thủ tướng Shinzo Abe cũng tổ chức họp báo đặc biệt để giải thích.

6.Quyết định của nội các Nhật có thể dẫn tới sửa đổi hiến pháp và hủy bỏ điều 9 (không phát động chiến tranh và sử dụng vũ lực): Sửa đổi hiến pháp và thay đổi cách giải thích hiến pháp là hai tiến trình khác nhau. Muốn sửa đổi hiến pháp phải được lưỡng viện ủng hộ và thông qua trưng cầu dân ý.

7.Nhật bắt đầu tái vũ trang: Nhật sẽ mở rộng hợp tác quân sự với Mỹ và các đồng minh khác chứ không đòi hỏi mở rộng kho vũ khí hay lực lượng.

8. Hòa bình khu vực bị đe dọa: Thực thi quyền phòng vệ tập thể sẽ củng cố đồng minh Nhật-Mỹ, từ đó giải quyết các thách thức đối với hòa bình và ổn định khu vực.

9.Đa số người dân Nhật phản đối: Biểu tình và kết quả thăm dò ý kiến cho thấy đa số người dân Nhật phản đối thay đổi cách giải thích hiến pháp. Tuy nhiên, điều này chỉ phản ánh nỗi sợ chiến tranh. Trên thực tế, trong thăm dò ý kiến có nên để Nhật hợp tác với Mỹ trong các biến cố tiềm tàng ở xa nước Nhật như eo biển Hormuz (Iran) thì tỉ lệ ủng hộ quyền phòng vệ tập thể lại vượt trên 50%.

10. Châu Á phản đối quyền phòng vệ tập thể Nhật: Chỉ có Trung Quốc phản đối gay gắt nhất. Hàn Quốc chỉ kêu gọi Nhật minh bạch. Úc, Philippines, Singapore công khai ủng hộ. Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á và Nam Á khác ngầm ủng hộ.

LÊ LINH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm