Theo đánh giá của Foreign Policy, 15 vùng lãnh thổ dưới đây đều cực kỳ bất ổn, bạo lực và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
15. Syria
Cuộc nội chiến kéo dài 3 năm tại đất nước này đã giết chết 150 nghìn người, và tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Hiện tại có khoảng 4,5 triệu công dân Syria đang chạy nạn trong nước và 3 triệu người khác đang tị nạn ở nước ngoài.
Với tình trạng sử dụng vũ khí hóa học và bom thùng tại các khu vực đông dân cư. Syria đã mất toàn bộ "điểm" trong mắt Liên Hiệp Quốc (LHQ), nhưng dù sao thì Syria vẫn còn thua 14 quốc gia còn lại.
14. Bờ Biển Ngà
Kể từ năm 1999 đến nay, quốc gia Tây Phi này đã trải qua 2 cuộc nội chiến lớn và các tranh chấp trong bộ máy chính trị, hiện có hàng ngàn thành viên của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ đang ở đây để xử lý những vụ bạo động, xả súng xảy ra liên miên.
13. Iraq
Kể từ khi quân đội Mỹ rút khỏi Iraq năm 2011, tình hình an ninh của quốc gia này trở nên cực kỳ nghiêm trọng, các vụ cướp bóc, xả súng, nổi dậy xảy ra liên tục, Iraq cùng với Syria là 2 tử địa chiến tranh giữa các tổ chức phiến quân và quân đội chính phủ.
12. Guinea
Tuy là quốc gia có tài nguyên thiên nhiên trù phú, nhưng Guinea vẫn luôn ở trong tình trạng nguy hiểm vì sự bất ổn chính trị và tham nhũng của bộ máy quan chức nước này.
11. Zimbabwe
Zimbabwe từ nhiều năm nay đã sống trong sự áp bức của độc tài Robert Mugabe, ông ta cai trị đất nước này từ năm 1980 và đưa cả quốc gia đi xuống 1 cách chóng mặt, hiện tại thu nhập bình quân đầu người (GDP) mỗi năm của Zimbabwe chỉ là 600 USD (13 triệu đồng).
10. Pakistan
Pakistan hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề đen tối, trong đó là việc bỏ đi của công dân, hiện tại có 3 triệu người Pakistan đang tị nạn ở Afghanistan, chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan, quân đội ngang bướng và các vụ tranh chấp vũ trang ở biên giới với Ấn Độ.
9. Haiti
Haiti là quốc gia nghèo nhất ở Tây bán cầu với 80% dân số sống dưới mức nghèo khổ, các trận động đất, siêu bão xảy ra liên miên từ năm 2010 đã tàn phá cơ sở hạ tầng, nhà cửa của đất nước này. Hiện tại, Haiti là điểm trung chuyển chính trong đường dây buôn lậu Cocaine và buôn người từ Nam Mỹ đi khắp thế giới.
8. Yemen
Là quốc gia nghèo nhất khu vực Trung Đông, theo ước tính có đến 45% dân số Yemen sống dưới mức nghèo khổ, bên cạnh đó, đất nước này còn là trụ sở chính của tổ chức khủng bố Al-Qaeda và hàng loạt băng nhóm buôn người tàn bạo.
7. Afghanistan
Sau hơn một thập kỷ có sự can thiệp của quân đội các nước để tái thiết quốc gia, Afghanistan vẫn chưa khá hơn tí nào do sự đe dọa và phá rối liên tục xảy ra từ Taliban và các băng nhóm phiến quân khủng bố khác.
Có thể nói, Afghanistan xứng đáng với thứ hạng 7 vì tình trạng khủng bố diện rộng xảy ra trên khắp đất nước.
6. Chad
Không có cơ sở hạ tầng, gần như vô chính phủ, bệnh AIDS, Viêm gan B hoành hành, gánh nặng từ 500 nghìn người tị nạn tới từ Sudan khiến cho tuổi thọ trung bình của người Chad chỉ ở mức 49 tuổi.
5. Sudan
Từ năm 2007, hàng ngàn thành viên gìn giữ hòa bình LHQ đã tới đây để giải quyết những vấn đề về bạo lực ở Sudan nhưng hầu như không đem lại kết quả gì, trong năm 2013, 16 thành viên giữ gìn hòa bình bị giết tại quốc gia này.
Sudan đang chứa chấp 3 triệu người tị nạn trái phép, chính phủ độc đoán và hiếu chiến làm ngơ cho các băng đảng mafia thỏa sức buôn người.
4. Cộng hòa Congo
Sau làn sóng người tị nạn khổng lồ đến từ Rwanda và Burundi tràn vào Congo năm 1994, hàng loạt cuộc xung đột, bạo động và các trận nội chiến khủng khiếp đã xảy ra. Mỗi năm Congo có hàng chục nghìn người chết do bạo lực, 71% dân số sống dưới mức nghèo khổ với GDP bình quân là 400 usd (8,6 triệu đồng).
3. Cộng hòa Trung Phi
Chỉ trong 1 năm, nước cộng hòa Trung Phi tụt 6 bậc trong bảng xếp hạng vì hàng loạt các cuộc đảo chính và xung đột sắc tộc trên phạm vi cả nước, thậm chí LHQ còn lo ngại rằng bạo lực sẽ dẫn quốc gia này đến bờ vực diệt chủng hoàn toàn.
2. Somalia
Từ năm 1991 đến 2013, đất nước Somalia hoạt động mà không có chính phủ, cuộc sống tại đây giống hệt như trong các bộ phim về hậu tận thế, các băng nhóm thoải mái giết chóc, cuộc sống của người dân ngập trong bạo lực và cướp bóc, hiếp dâm.
Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở Somalia lên tới 10%, cứ 10 đứa trẻ được sinh ra sẽ có 1 bé qua đời ngay sau đó. Tuổi thọ trung bình ở quốc gia này là 51 tuổi khiến Somalia nằm ở vị trí á quân bảng xếp hạng.
1. Nam Sudan
Quán quân của bảng xếp hạng tử thần này là Nam Sudan, được đánh giá là quốc gia hội tụ đủ các yếu tố tồi tệ nhất đối với cuộc sống của con người, các trận nội chiến xảy ra liên miên, chính phủ sụp đổ, người dân nếu không chết vì bom đạn thì sẽ chết vì đói.
Hàng nghìn người Nam Sudan đang tị nạn ở Israel đang có nguy cơ bị trục xuất về nước, mặt dù là một quốc gia giàu gỗ tếch và dầu mỏ, nhưng Nam Sudan vẫn trong tình trạng nghèo khổ và chết chóc do chiến tranh.
Theo kenh14/TTT