Hãng tin AFP cho hay, tại bang Himachal Pradesh (Ấn Độ), nằm dưới chân dãy Himalaya, Tòa án Tối cao đã yêu cầu cảnh sát và các quan chức địa phương thực thi lệnh cấm giết mổ động vật tại các đền thờ Hindu.
Theo các quan tòa, hàng ngàn con vật bị công khai giết mổ mỗi năm “vì mục đích thờ cúng”. Phán quyết nêu rõ, "không ai được phép hiến tế động vật sống tại nơi thờ phụng, kể cả ở những khu vực và công trình lân cận,"
"Hiến tế gây ra nỗi đau thể xác to lớn cho những con vật vô tội. Không thể nào thờ phụng các vị thần bằng những hành vi giết chóc dã man như thế".
Dê và cừu thường bị đem đi hiến tế vào đầu mùa đông trong các đền thờ trên khắp tiểu bang Himachal Pradesh. Người dân tin việc này sẽ làm hài lòng các vị thần Hindu. Khi sau khi hiến tế, các gia đình sẽ mang về dự trữ cho mùa đông.
Các tín đồ xếp hàng chờ đợi nghi thức hiến tế dê tại một hội chợ ở Ấn Độ
Được biết, tại một số lễ hội, người ta còn sử dụng các nghi thức hiến tế với tên gọi là "shaand" và "bhunda". Khi đó, hàng loạt động vật sẽ bị đâm chết cùng một lúc ở lối vào của đền thờ.
Chính các hiệp hội bảo vệ động vật đã yêu cầu tòa án dừng những hoạt động hiến tế này lại. Họ cho rằng là tập tục dẫu có lâu đời cũng "phải thay đổi trong thời hiện đại".
Theo AFP, giới bảo vệ động vật địa phương rất ủng hộ phán quyết. Nó đã chấm dứt một kỷ nguyên “ngược đãi động vật nhân danh tôn giáo”.
Tuy nhiên, giới lập pháp của tiểu bang cũng đã phản đối quyết định của tòa án. Họ cho rằng phán quyết đã “chống lại niềm tin và phong tục lâu đời của dân cư".