Anh ước tính tiềm năng khi gia nhập CPTPP mà Việt Nam là thành viên

(PLO)- Hầu hết hàng hóa xuất khẩu hiện tại của Anh sang các nước thành viên CPTPP sẽ được miễn thuế sau khi thỏa thuận tham gia CPTPP của Anh có hiệu lực vào cuối năm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 29-8, chính phủ Anh cho biết thỏa thuận của nước này về việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ có hiệu lực từ ngày 15-12 năm nay, sau khi nước này đã nhận được phê chuẩn cuối cùng từ các nước thành viên theo quy định, theo hãng tin Reuters.

Trước đó, Anh đã kết thúc các cuộc đàm phán để tham gia CPTPP vào tháng 3-2023 và chính thức ký thỏa thuận gia nhập vào tháng 7-2023. Để thỏa thuận tham gia CPTPP của London có hiệu lực thì cần quốc hội Anh và ít nhất 6 quốc gia thành viên thông qua.

Anh cho biết Peru là quốc gia thứ sáu phê chuẩn các điều khoản tham gia CPTPP của Anh, sau Nhật, Singapore, Chile, New Zealand và Việt Nam, theo Reuters.

Anh tham gia CPTPP.jpg
Anh thông báo thỏa thuận tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ có hiệu lực vào ngày 15-12-2024. Ảnh: REUTERS

“Đây là tin tốt cho các doanh nghiệp Vương quốc Anh, những người hiện đã tiến một bước gần hơn đến việc có thể tận dụng các cơ hội mà tư cách thành viên CPTPP của sẽ mang lại” - Quốc vụ khanh phụ trách chính sách thương mại Anh Douglas Alexander nhận xét.

Theo Reuters, chính phủ Anh cho biết hầu hết hàng hóa xuất khẩu hiện tại của Anh sang các thành viên CPTPP sẽ được miễn thuế sau khi thỏa thuận tham gia CPTPP của Anh có hiệu lực. Điều này có khả năng giúp thúc đẩy nền kinh tế Anh tăng trưởng thêm khoảng 2 tỉ Bảng Anh (2,6 tỉ USD) mỗi năm vào năm 2040.

CPTPP là một hiệp định thương mại tự do được ký kết vào năm 2018 giữa 11 quốc gia, trong đó có Việt Nam. CPTPP yêu cầu các nước loại bỏ hoặc giảm đáng kể thuế quan, đưa ra cam kết mạnh mẽ về mở cửa dịch vụ và thị trường đầu tư cũng như quy định về cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ đối với các công ty nước ngoài.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm