Các “ông lớn” ra sức chống lại “mối đe dọa của nhân loại”
Lời cảnh báo của ông Hammond được đưa ra sau khi một Nghị sĩ Đảng Bảo Thủ vừa trở về từ khu vực người Kurd cho biết có khoảng 700 người Anh có thể đang chiến đấu cho lực lượng IS. Thậm chí có người còn đang đeo thẻ hội viên của CLB Bóng đá Liverpool FC.
Ngoại trưởng Anh- Phillip Hammond (Nguồn Reuters)
Sự tàn nhẫn của chiến binh "thánh chiến"
Hôm thứ hai vừa qua, quân nổi dậy hồi giáo IS đã giết chết ít nhất 500 người dân tộc thiểu số ở Yazidi Iraq. Trong số đó, nhiều nạn nhân bị chôn sống, và nhiều nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, khoảng 400.000 người Yazidi đã bị đuổi ra khỏi nhà của họ kể từ tháng 6, khi IS tràn qua biên giới Syria vào Iraq.
Trong số người di dời thì hơn 200.000 đã đổ vào tỉnh Dohuk miền bắc Iraq trong những tuần gần đây, làm cho số dân tị nạn tăng lên đáng kể kể từ khi IS bắt đầu tấn công chống lại Yazidi, người theo đạo Cơ-đốc, người Kurd và Shiite.
Theo CNN, hôm qua, ISIS tiếp tục mở cuộc càn quét vào khu vực người Yazidi miền bắc Iraq. Các quan chức cho biết, ít nhất 80 đàn ông Yazidi đã bị giết chết sau khi IS cố gắng cải đạo họ trong 5 ngày. Khoảng 100 phụ nữ và nhiều bé gái bị bắt cóc đã bị đưa đến thành phố phía Bắc Mosul và Tal Afar, nơi IS đã kiểm soát.
Các tay súng IS đã phá hủy một nhà cầu nguyện Shia tại thị trấn Jalawla, 80 dặm về phía đông bắc thủ đô Baghdad, làm nổ tung tòa nhà và sau đó công khai hành quyết các giáo si Hồi giáo Shia.
"Họ bị bắn chết ở phía trước nhà thờ Hồi Giáo của mình", một quan chức cảnh sát tỉnh Diyala nói với AFP. Hành động tàn nhẫn của quân nổi dậy IS đã làm cho hàng ngàn người Yazidi Iraq chạy trốn sang Syria.
Quân tình nguyện người Shia chống lại IS (Nguồn Reuters)
Sự trừng phạt của thế giới
Ba nước Pháp, Anh, Đức và Italy vừa mới cam kết sẽ đẩy mạnh viện trợ nhân đạo để giúp đỡ những người tị nạn ở Iraq, sau một cuộc họp khẩn cấp của các bộ trưởng ngoại giao châu Âu tại Brussels.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh cho biết sẽ đề nghị chủ tịch của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết để phong tỏa tài sản của những kẻ khủng bố và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ tài chính cho IS.
Quyết định vừa được thông qua sẽ là một "bước tiến quan trọng" trong việc chứng minh cam kết quốc tế để dập tắt sự nổi lên của IS và hỗ trợ một chính phủ đoàn kết mới tại Baghdad, ông Hammond nói thêm.
Trong cuộc họp ngày hôm qua (15.8) Các ngoại trưởng của EU đã thống nhất quan điểm về việc các nước thành viên EU được tự do "phản ứng tích cực với lời kêu gọi của chính quyền người Kurd trong khu vực để cung cấp trang thiết bị quân sự". Pháp đã quyết định gửi vũ khí. Đức và Anh cũng cam kết tương tự.
Trong khi đó Iraq đang đạt được một cuộc đột phá chính trị khi các lãnh đạo người Hồi Giáo Sunni cam kết sẽ xem xét việc gia nhập chính phủ mới của ông Al-Aradi nhằm chống lại IS. Động thái này đến chỉ 24 giờ sau khi ông Maliki, người được cho là bài Sunni từ chức dưới áp lực của cộng đồng quốc tế.
Giáo sĩ Ali al-Sistani có ảnh hưởng lớn của người Hồi Giáo Shia cho rằng Iraq bây giờ đây đã có "một cơ hội tích cực hiếm hoi" để đối đầu với các vấn đề chính trị và an ninh của nó.
Mỹ là sử dụng sức mạnh quân sự để bảo lãnh một chính phủ mới, các cuộc không kích để giúp lực lượng người Kurd chiến đấu ngăn chặn đà tiến quân của IS ở phía bắc, nhưng rõ ràng là việc cứu lấy Iraq từ các mối đe dọa thánh chiến cuối cùng phụ thuộc vào việc đạt một thỏa thuận chính trị khả thi giữa người Shia, người Sunni và các phe phái người Kurd.
Đặc biệt, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết nhằm hạn chết sự hộ trợ tiền và vũ khí chảy vào nhóm Qeuda.
Theo đó, sáu “nhà tài trợ” tài chính cho các hành động của IS ở Iraq và Syria sẽ bị đóng băng tài sản và bị cấm đi du lịch. Một nhóm chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của IS đã bắt tay vào điều tra những nguồn hỗ trợ cho nhóm cực đoan và báo các lại hội đồng bảo an trong vòng 90 ngày.
Khi cần thiết, để buộc chiến binh IS phải hạ vũ khí, giải tán lực lượng, Liên Hợp Quốc sẽ sử dụng các biện pháp quân sự trừng phạt đối với IS.