Campuchia xem xét nới lỏng quy định bắt buộc đeo khẩu trang

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mặc dù đại dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc song Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 4-4 cho biết nước này đang xem xét nới lỏng việc bắt buộc đeo khẩu trang do quốc gia này đã thành công trong cuộc chiến ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Trong buổi lễ khánh thành 38 con đường mới ở tỉnh Siem Reap (Xiêm Riệp), ông Hun Sen cho hay việc dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang sẽ được bắt đầu ở những tỉnh có tỉ lệ nhiễm COVID-19 thấp, tờ Khmer Times đưa tin.

“Tôi đã xem xét kỹ việc cho phép người dân bỏ đeo khẩu trang. Chúng tôi đã nghiêm túc trong cuộc chiến chống lại COVID-19 trong hơn hai năm qua, vì vậy giờ đây chúng tôi có thể nới lỏng một số biện pháp nghiêm ngặt về sức khỏe như đeo khẩu trang” - ông Hun Sen nói.

Cộng đồng người nghèo ở Campuchia đeo khẩu trang phòng chống dịch Covid-19 chờ được nhận khoản tiền hỗ trợ tại huyện Banteay Srel, tỉnh Siem Reap. Ảnh: KHMER TIMES

Kể từ khi đại dịch bùng phát ở Campuchia, nước này đã đảm bảo nghiêm ngặt yêu cầu đeo khẩu trang với việc sẽ phạt tiền đối với những người vi phạm yêu cầu này.

“Quy định về đeo khẩu trang đã được nới lỏng ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, Campuchia với tỉ lệ bao phủ vaccine cao có thể thử nghiệm và triển khai việc này ở một số tỉnh an toàn trước tiên” - Thủ tướng Campuchia nhận định.

“Việc này sẽ chỉ được thực hiện ở một số tỉnh. Nếu chúng tôi chọn các tỉnh Preah Vihear hoặc Oddar Meanchey, thì người dân ở đó không cần đeo khẩu trang nữa. Tuy nhiên, nếu họ rời tỉnh và đến Siem Reap thì họ bắt buộc phải đeo khẩu trang trở lại” - ông Hun Sen lưu ý.

Phát ngôn viên Bộ Y tế Campuchia, ông Hok Kim Cheng cho biết cơi quan này sẽ làm việc với các bộ ngành liên quan để thực hiện đề xuất của Thủ tướng Chính phủ và chọn tỉnh hoặc huyện phù hợp để bắt đầu việc nới lỏng quy định đeo khẩu trang.

Người dân Campuchia đeo khẩu trang khi đi ra đường. Ảnh: KHMER TIMES

Chương trình tiêm vaccine đầy thành công ở Campuchia

Cùng ngày, Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia, Tiến sĩ Li Ailan đã tôn vinh những “thành tích xuất sắc” của Campuchia trong chương trình tiêm vaccine của mình dù nước này là một quốc gia đang phát triển.

“Cùng với các biện pháp phòng chống dịch và đảm bảo sức khỏe cộng đồng cùng nhiều công cụ khác, chương trình triển khai vaccine đầy thành công của Campuchia đã góp phần giúp đát nước này an toàn hơn và đã có thể mở cửa trở lại để đón khách du lịch” - bà Ailan nói.

Mặc dù Campuchia là một nước đang phát triển, nhưng so với các nước phát triển, tỉ lệ phủ vaccine của nước này vẫn không thua kém mấy do nước này không phải đối mặt với tình trạng thiếu hay phân bổ vaccine không công bằng giữa các nước giàu và nghèo.

Tiến sĩ Li Ailian, Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia. Ảnh: KHMER TIMES

“Với sự điều hành tốt của Thủ tướng Hun Sen, chúng ta có thể thấy Campuchia luôn có đủ vaccine để tiêm chủng cho người dân. Thủ tướng luôn tập trung vào việc bảo vệ người dân” - ông Hok Kim Cheng nói.

Chính sách ngoại giao vaccine của Thủ tướng và chính phủ chấp nhận vaccine từ tất cả các nhà tài trợ đã giúp Campuchia có thể đảm bảo tiến trình tiêm chủng cho công dân của mình với đầy đủ 2 mũi thông thường lẫn mũi tăng cường và thậm chí là mũi tiêm thứ tư” - ông chia sẻ, thêm rằng Campuchia hiện có tỉ lệ tiêm chủng rất cao.

Phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan cũng dành lời ca ngợi nỗ lực tiêm chủng của nước mình.

“Sự quản lý và lãnh đạo thành công của Thủ tướng Hun Sen đã giúp thành lập một ủy ban vaccine cũng như nhận được sự hỗ trợ từ tất cả các cơ quan như quân đội và cảnh sát trong việc tiêm chủng cho người dân trên cả nước” - ông Siphan nhận xét.

Theo ông, “Thủ tướng Hun Sen đã làm mọi cách để có vaccine cho người dân và không để xảy ra tình trạng thiếu hụt”.

Xuất hiện biến thể lai giữa Delta và Omicron
Xuất hiện biến thể lai giữa Delta và Omicron
(PLO)- Giới khoa học đang lo ngại với sự xuất hiện của một số loại biến thể lai từ các biến thể có từ trước của virus SARS-CoV-2 như Delta và Omicron, với rủi ro lây nhiễm cao hơn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm