Dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS) sửa đổi đang được lấy ý kiến từ các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 13. Hiện có hai phương án được đưa ra thảo luận nhằm ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi. Đó là áp dụng trần lãi suất 20%/năm trên khoản vay hoặc không được quá 200% lãi suất cơ bản trừ trường hợp đã được quy định trong các luật liên quan. Tuy nhiên, cả hai phương án đưa ra trần lãi suất cho hoạt động tín dụng (kể cả của các tổ chức tín dụng) đều không nhận được sự đồng tình của các chuyên gia tài chính.
Công ty tài chính - “cứu cánh” của nạn “tín dụng đen”
Nhiều ý kiến lo ngại cho vay tiêu dùng với lãi suất cao có nguy cơ trở thành “đầu mối” của tín dụng đen. Nhưng TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính khẳng định tín dụng tiêu dùng hay hoạt động cho vay của công ty tài chính (CTTC) không những không phải là tín dụng đen mà còn là một “cứu cánh” cho những khách hàng của nạn “tín dụng đen”.
Một khách hàng đang nghe tư vấn của nhân viên Công ty Home Credit
Còn về vấn đề lãi suất cao, vì sao? Ông Nghĩa cho rằng đi liền với rủi ro cao bao giờ cũng là lãi suất cao. Cao ở đây là so với các khoản vay giá trị lớn, thời gian dài và có tài sản đảm bảo chứ nếu so với những rủi ro tiềm ẩn của loại hình vay tiêu dùng tín chấp thì lãi suất này mới chỉ đủ bù cho các chi phí vận hành.
Sẽ rất khó mở rộng loại hình cho vay tiêu dùng nếu như ấn định trần lãi suất chung như với các hình thức tín dụng khác. Trần lãi suất dự kiến 20%/năm là hoàn toàn xa rời thực tế, nhất là ở một thị trường đang phát triển và còn phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng như ở Việt Nam. Điều này dễ dẫn đến việc lãi suất cho vay không đủ bù đắp chi phí tại các tổ chức tín dụng và do vậy các tổ chức cho vay có thể thu hẹp phạm vi cung cấp dịch vụ, hạn chế kênh cho vay chính thức, vô hình trung sẽ khuyến khích hoạt động cho vay tự phát, trong đó có cả cho vay nặng lãi.
Cạnh tranh gay gắt, lãi suất sẽ giảm
Bài học thực tế ở Anh đã cho thấy khi Chính phủ đưa ra mức lãi suất trần để khống chế lãi suất trong cho vay tiêu dùng thì CTTC chỉ tìm những khách hàng tốt để cho vay với mức lãi suất trần, trong khi đối tượng rủi ro cao hơn thì không thể vay được từ cả ngân hàng lẫn CTTC. Như vậy, nhu cầu vay của một bộ phận lớn người dân không được đáp ứng dẫn đến “tín dụng đen” gia tăng. Nước Anh sau đó đã phải mở cửa thị trường cho vay tiêu dùng để thu hút các CTTC trở lại, đồng thời bỏ việc áp trần lãi suất.
Theo ông Friedrich Weiss, Tổng Giám đốc Home Credit Việt Nam, cơ quan chức năng cần tạo điều kiện cho các CTTC hoạt động hiệu quả để cung cấp các khoản vay có lợi cho người tiêu dùng. Mặt khác, khi mở rộng thị trường và có nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng. Vì một khi cạnh tranh gay gắt thì lãi suất sẽ tự động giảm.
Với sự tham gia của các CTTC, ngày càng có nhiều chương trình cho vay trả góp lãi suất 0% ra đời, điều mà chẳng ai nghĩ tới vào 3-4 năm trước. Các chương trình này không chỉ có lợi cho người tiêu dùng mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành bán lẻ, đồng thời nhà sản xuất cũng bán được nhiều hàng hơn.
Đơn cử như Home Credit, trong tháng 11, đón đầu xu hướng khách hàng đang háo hức muốn sắm cho mình những chiếc iPhone dòng mới nhất của Apple, công ty này phối hợp với chuỗi cửa hàng FPT Shop áp dụng chương trình cho vay trả góp lãi suất 0% kỳ hạn sáu tháng cho các sản phẩm iPhone mới nhất như iPhone 6S, 6S Plus... khách hàng chỉ cần trả trước 30% giá trị món hàng, phần còn lại sẽ chia đều trả trong sáu tháng mà không cần trả bất kỳ đồng lãi nào.
Nhu cầu cộng với nhiều chương trình vay với lãi suất hấp dẫn đã khiến lượng khách hàng đến với Home Credit tăng lên. Trong 10 tháng của năm 2015, trung bình mỗi ngày Home Credit nhận được gần 5.400 đơn xin vay vốn, tăng gần 10% so với con số trung bình của năm 2014. |