Cầu thủ HA Gia Lai dễ xuất ngoại đá bóng

Dĩ nhiên khả năng của hầu hết cầu thủ chỉ đủ sức chơi các hạng thấp của châu Âu và chỉ một số giải vô địch của châu Á.

Bóng đá VN trước đây có Lê Huỳnh Đức đầu tiên sang Lifan (Trung Quốc) đá bóng theo dạng hợp tác chiến lược giữa các đơn vị chủ quản. Sau đó, Lương Trung Tuấn đá giải Thái Lan, hay tiền đạo Việt Thắng sang chơi cho Porto B duy trì phong độ trong thời gian thụ án kỷ luật...

Bây giờ, giới chuyên môn chỉ ra CLB Hà Nội có vài cầu thủ giỏi như Quang Hải, Văn Hậu có thể ra nước ngoài thi đấu nhưng quan trọng là ngoài bản thân có đáp ứng đầy đủ nhu cầu của đối tác còn là chủ trương của bầu Hiển.

HA Gia Lai đến nay vẫn là CLB xuất khẩu nhiều cầu thủ xuất ngoại đá bóng nhất. Chính bầu Đức khi khai sinh ra học viện bóng đá cách đây 12 năm từng ấp ủ khát vọng cho cầu thủ ra nước ngoài thi đấu, với thị trường chủ yếu ở châu Âu như cam kết của JMG. Tuy nhiên, mộng ước của HA Gia Lai bất thành vì nhiều nguyên nhân, trong đó đẳng cấp và thể trạng có tính quyết định lớn nhất.

Công Phượng mệt mỏi tìm chỗ đứng ở Incheon Utd và được trả về, còn Xuân Trường đang thích nghi ở Buriram Utd. Ảnh: CTV

Bầu Đức không bỏ cuộc với những lần cho đồng loạt Tuấn Anh, Xuân Trường, Công Phượng đi thi đấu ở các giải Hàn, Nhật hoặc một số cầu thủ trẻ khác đá hạng thấp nhưng vẫn chưa gặt hái thành công. Dù vậy, cách tiên phong chọn con đường tiếp cận với các nền bóng đá mạnh để học hỏi, trở về phục vụ CLB và đội tuyển quốc gia của đội bóng phố núi không phải ai cũng làm được.

Phải thừa nhận HA Gia Lai táo bạo thử thách cầu thủ của mình ở nước ngoài bởi tin tưởng vào sự vượt trội của mình trong môi trường giáo dục. Đó là bên cạnh trình độ chuyên môn đạt yêu cầu, cầu thủ VN du học bóng đá hoặc chơi bóng mưu sinh và phát triển bản thân luôn rất cần một nền tảng ngoại ngữ nhất định.

Cầu thủ ở HA Gia Lai ngay từ nhỏ đã học song ngữ Anh, Pháp và thậm chí còn là sinh viên ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM. Họ giao tiếp nhuần nhuyễn với đồng đội ngoại cả trên sân bóng và sinh hoạt đời thường dễ dàng.

Làng bóng VN từng có Công Vinh đá bóng ở Bồ Đào Nha, Nhật Bản cũng nhờ vốn kiến thức ngoại ngữ, văn hóa ổn định. Tương tự, thủ môn Đặng Văn Lâm hiện tại hòa nhập nhanh ở Muangthong United, tiền vệ Xuân Trường gắn bó với Thai-League trong màu áo Buriram, hay sắp sửa Công Phượng thử việc ở Pháp không khó như nhiều đồng nghiệp khác.

Một nguyên nhân khác của cầu thủ HA Gia Lai

Nếu các cầu thủ của các lò đào tạo khác tuân theo đúng luật FIFA là lò đào tạo được sở hữu đến tuổi 23 thì các cầu thủ được đào tạo ở Học viện HA Gia Lai JMG chịu sở hữu bởi hợp đồng dài hơi hơn rất nhiều do chính cha mẹ các cầu thủ ký từ khi chấp nhận cho con mình học bóng đá.

Cũng vì hợp đồng dài hơi đó mà các cầu thủ HA Gia Lai “được” đi rất nhiều theo mục tiêu và hướng đi của CLB. Đa phần việc xuất ngoại của cầu thủ HA Gia Lai là hợp đồng cho mượn nhưng hay bị hiểu là “hợp đồng thương mại”.

Với những hợp đồng cho mượn đó, các cầu thủ hay xuất ngoại kiểu thử việc mà rõ nhất là các hợp đồng đi Nhật, Hàn Quốc thường “quá hớp” với các cầu thủ HA Gia Lai.

Đ.TR 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm