Vượt lên số phận
Sinh ra trong 1 gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Điện Phong, huyện Điện Bàn. Lúc lên 4 tuổi, sau 1 cơn sốt bại liệt, đôi chân của anh bắt đầu teo tóp, không cử động được. Dù nghèo khó, túng quẩn nhưng gia đình vẫn chạy vạy chữa bệnh cho con, song “lực bất tòng tâm”. Anh Vỹ đành mang trong mình nỗi đau tàn tật và phải nương nhờ vào đôi nạng ghỗ trong việc đi lại.
Nhà điêu khắc Lê Tiến Vỹ vượt qua mặc cảm để sống với nghề.
Kể về tuổi thơ của mình, Vỹ bồi hồi : “ Sau 1 đem ngủ dậy thì mình bị sốt cao, đôi chân không cử động được. Dù gia đình đưa đi khắp nơi nhưng bệnh tình vẫn không khỏi. Mình phải chịu cảnh tàn tật đeo bám suốt đời”.
Được sự động viên của gia đình và bạn bè, Vỹ vẫn tiếp tục đến trường bằng đôi nạng ghỗ. Thế nhưng học hết cấp 2, thì anh đành khép lại ước mơ của mình vì con đường từ nhà đến trường rất xa. Anh tâm sự: “ Hồi đó, muốn đi học mình phải vượt đều hơn 10 cây số. Đường thì đồi núi mà mình phải lê lết trên đôi nạng ghỗ. Có lúc mệt quá mình xỉu giữa đường đi, thấy khó khăn quá ba mẹ khuyên nên ở nhà phụ việc kinh tế gia đình”.
Tưởng chừng ước mơ của chàng thanh niên bại liệt này đã đi vào ngõ cụt, trong 1 lần tình cờ đi ngang qua xưởng điêu khắc ghỗ Âu Lạc (thôn Cẩm Phú), anh thấy ấn tượng với những vật dụng bằng ghỗ được điêu khắc tinh xảo. Từ đó, anh không còn bi quan mà có niềm tin vào cuộc sống, khát khao có 1 cái nghê để mưu sinh, đỡ đần gia đình.
“ Nghề điêu khắc như 1 cơ duyên trời định, tôi đam mê và yêu thích ngay từ lần đầu tiên bắt gặp. Thấy tôi có niềm đam mê, ông chủ tại xưởng Âu Lạc cho tôi vào học nghề. Sau gần 2 năm học hỏi, rèn luyện, nghề điêu khắc đã trỡ thành miến cơm manh áo của tôi cho đến ngày hôm nay”. Anh Vỹ bộc bạch.
Bản thân là 1 người khuyết tật nên việc học nghề của anh hết sức khó khăn. Công việc điêu khắc lại cần sự tỉ mĩ và cần mẫn. Điều này gây không ít khó dễ cho 1 mình đi lại khó khăn như anh.
Anh cho biết: “ Mình bị khuyết tật nên phải cố gắng gấp 2 lần người bình thường. Việc đi lại khó khăn nên ảnh hưởng rất lớn đến công việc của mình. Lúc đầu mình nản lắm nhưng được sự động viên của gia đình, tự mình tìm tòi rồi bắt đầu với công việc rồi cũng quen với nghề. Năm 2009, trong một lần tham dự triển lãm điêu khắc gỗ ở Hội An, sản phẩm tôi được một công ty ở Hà Nội đặt mua với giá 80 triệu đồng. Có được số tiền lớn tôi quyết định thành lập cơ sở riêng cho mình để thực hiện ước mơ tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương”. Cơ sở điêu khắc Lạc Việt được ra đời, dó chính tay anh Vỹ làm chủ.
Cảm hóa thiếu niên hư hỏng
Không khó để tìm đường đến với cơ sở gỗ mỹ nghệ của Vỹ tại thôn Thi Phương, xã Điện Phong (Điện Bàn). Ngay từ đầu hẻm đã vang tiếng đẽ của gần 20 người thợ ở lứa tuổi từ 16 - 20. Các học viên học nghề tại cơ sở đa phần là những thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, có những em bỏ học giữa chừng, lêu lỏng.
Anh Vỹ tâm sự: “ Xưởng của mình, thợ lớn tuổi nhất chỉ mới có 20 tuổi thôi, nhưng đã có đến 7 năm làm nghề. Từ thợ đến học viên đều là con em người dân ở đây. Các em đều như mình ngày trước, rất khó khăn, có em còn mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhận các em về đây mình muốn truyền cho ác em 1 cái nghề để mưu sinh, giúp đỡ cuộc sống của gia đình”.
Gần 10 thiếu niên hư hỏng, mê game được anh Vỹ thu nạp và truyền nghề để gầy dựng nên cơ sở Lạc Việt như ngày hôm nay. Để truyền đạt cho những thiếu niên hư hỏng như thế này khó khăn vô cùng, đó là 1 chặng đường dài đòi hỏi sự cần mẫn trong công việc và chỉ dạy ân cần của người truyền đạt.
“ Trong thâm tâm của mình, các học viên ở đây đều là người em trong gia đình. Mình chưa bao giờ xem mình là chủ, các em đang ở lứa tuổi ham chơi nên có thể bỏ nghề bất cứ lúc nào. Công việc điêu khắc cần sự tỉ mĩ, cần cù, vậy nên ngoài việc dạy nghề mình luôn động viên các em trong cuộc sống”. Anh giải bày.
Nhận thấy địa phương có rất nhiều thiếu niên có gia cảnh khó khăn phải bỏ học giữa chừng, anh Vỹ chủ động tìm đến nhà động viên gia đình cho em đến cơ sở của mình để học nghề. Truyền đạt nghề nghiệp cho các em, anh Vỹ không đỏi hỏi 1 đồng thù lao.
Cơ sở Lạc Việt là nơi tiếp bước ước mơ cho nhiều thiếu niên hư
Các thiếu niên đến đây được anh Vỹ trao “ cần câu” để lập nghiệp
Anh Phan Hiếu ( học viên) tâm sự: “ Ngày trước nghiện game nên mình bỏ học giữa chừng, chsinh anh Vỹ đã khuyên mình về đây và truyền đạt cho mình công việc điêu khắc trên ghỗ. Nhiều lúc mình thấy nản nhưng được sự động viên, an ủi của anh nên mình quyết tâm học nghề để ổn định cuộc sống”.
Với 13 thành viên, gồm 5 thợ chính và 8 học viên cơ sở điêu khắc Lạc Việt của anh Vỹ ngày càng ăn nên làm ra, nhận được đơn đặt hàng của các thương nhân trong và ngoài tỉnh. Nhiều học viên đã dần quen với công việc, Vỹ nhận vào làm với mức lương 3 triệu đồng/tháng. Học viên sau 2 năm, khi tay nghề đã cứng thì anh sẽ trả mức lương từ 5–6 triệu/tháng.
Bằng ý chị và nghị lực phi thường của mình, những tác phẩm nghệ thuật trên ghỗ do anh Vỹ tạo ra được giới điêu khắc ghi nhận. Năm 2004, anh Vỹ nhận giải thưởng sáng tạo kiểu dáng sản phẩm của VCCI với bộ đèn gỗ mang tên Thôn nữ. Gần đây, Lê Tiến Vỹ nhận giải Nhì tại Hội thi sản phẩm lưu niệm TP.Hội An 2013 với tác phẩm Bình phố Hội.
Điều mà nhà điểu khắc khuyết tật này mong muốn chính là sự trưởng thành của những thanh, thiếu niên hư hỏng do chính tay anh vận động và truyền nghề. Các học viên ở đây sớm trở thành những công dân tốt, có nghề nghiệp ổn định và cống hiến cho sự phát triển chung của đất nước.
Theo Trần Trinh (CAO)